1. Bạn là người biết lắng nghe tuyệt vời
Chúng ta thường đánh giá thấp sức mạnh của việc chỉ lắng nghe người khác. Nếu bạn thấy mình thực sự tham gia vào các cuộc trò chuyện, dành toàn bộ sự chú ý thay vì chỉ chờ đến lượt mình nói, bạn có thể thông minh về mặt cảm xúc hơn bạn nghĩ.
Lắng nghe tích cực là một khía cạnh quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Đó không chỉ là lắng nghe lời ai đó nói mà còn hiểu được cảm xúc và ý định ẩn đằng sau. Bạn không chỉ hiểu được quan điểm của họ mà còn xác nhận cảm xúc của họ. Điều này khiến đối phương cảm thấy được lắng nghe và trân trọng.
Những người thông minh về mặt cảm xúc rất giỏi trong việc này. Họ không vội vàng đưa ra lời khuyên hoặc giải pháp trừ khi được yêu cầu. Thay vào đó, họ đồng cảm, thể hiện sự hiểu biết và mang đến cho người đối diện sự an ủi.
2. Bạn thoải mái với sự im lặng
Trong thế giới bận rộn này, sự im lặng có thể khiến nhiều người cảm thấy bất an. Nhưng nếu bạn là người thoải mái với sự im lặng, dù là trong trò chuyện hay khi ở một mình, đây có thể là dấu hiệu của trí tuệ cảm xúc.
Sự im lặng cho chúng ta không gian để xử lý suy nghĩ và cảm xúc của mình, cũng là cơ hội để suy ngẫm và có được cái nhìn sâu sắc hơn về trạng thái cảm xúc của bản thân. Trong các cuộc trò chuyện, khoảng thời gian im lặng thường có thể dẫn đến những cuộc thảo luận ý nghĩa hơn khi đôi bên có thời gian để suy nghĩ trước khi nói.
Những người thông minh về mặt cảm xúc hiểu được giá trị của những khoảnh khắc yên tĩnh này. Họ không cảm thấy cần phải lấp đầy mọi khoảng dừng bằng những tiếng huyên thuyên, càng không thấy việc ở một mình có vấn đề gì.
3. Bạn xử lý tốt những lời chỉ trích
Chúng ta dễ cảm thấy phòng thủ hoặc khó chịu khi ai đó chỉ ra khuyết điểm hoặc lỗi lầm của mình. Tuy nhiên, nếu bạn là người có thể chấp nhận lời chỉ trích, học hỏi từ đó và sử dụng như một công cụ để tự cải thiện thì đây là dấu hiệu rõ ràng của trí tuệ cảm xúc.
Thay vì coi lời chỉ trích là sự công kích cá nhân, những người khôn ngoan về mặt cảm xúc coi đó là cơ hội để phát triển. Họ hoan nghênh những phản hồi và cởi mở với sự thay đổi. Vì vậy, nếu bạn có thể xử lý lời chỉ trích một cách khéo léo và chín chắn, bạn đang thể hiện trí tuệ cảm xúc ở mức cao.
4. Bạn có thể tha thứ
Việc mang theo mối hận thù như đeo một chiếc ba lô đầy đá, mỗi viên đá là một điều sai trái đã xảy ra với bạn. Nếu bạn là người có thể dễ dàng bỏ đi những viên đá này, tha thứ và bước tiếp thì đó là dấu hiệu của trí tuệ cảm xúc.
Tha thứ không phải là quên đi hay dung túng cho hành động của người khác mà là giải thoát bản thân khỏi gánh nặng của sự oán giận. Ai cũng có lúc mắc sai lầm và việc giữ lại những sai lầm đó sẽ không thay đổi được quá khứ mà còn ảnh hưởng đến tương lai của bạn.
Những người thông minh về mặt cảm xúc hiểu rõ điều này. Họ biết sự tha thứ là món quà họ dành cho chính mình. Điều này thúc đẩy sự bình yên nội tâm và sức khỏe cảm xúc.
5. Bạn không ngại thay đổi
Thay đổi là một hằng số trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn luôn tìm cách chống lại điều này. Nếu bạn là người có thể đón nhận những thay đổi này một cách dễ dàng, thích nghi và tìm ra con đường của mình ngay cả khi con đường đó mới mẻ và xa lạ, đây chính là dấu hiệu của trí tuệ cảm xúc.
Những người thông minh về mặt cảm xúc hiểu rằng thay đổi không nhất thiết là xấu. Họ coi đó là cơ hội để phát triển và học hỏi. Vì vậy, nếu bạn cởi mở với sự thay đổi, coi những ngã rẽ không phải rào cản mà là cơ hội để khám phá thì hãy tự khen ngợi mình. Khả năng thích nghi của bạn là dấu hiệu rõ ràng của trí tuệ cảm xúc.
6. Bạn biết khi nào nên từ chối
Đa phần mọi người cảm thấy có nghĩa vụ phải nói “có” dù bận ngập đầu nhưng đồng nghiệp lại nhờ giúp thực hiện dự án. Nhưng những người khôn ngoan về mặt cảm xúc biết giới hạn của mình. Họ không ngại nói lời từ chối bởi việc nói “có” với mọi thứ không chỉ mệt mỏi mà còn có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức. Thay vào đó, họ chọn ưu tiên và duy trì sự cân bằng trong cuộc sống.
Vì vậy, nếu bạn là người có thể từ chối yêu cầu một cách lịch sự khi cần thiết, đây là dấu hiệu của trí tuệ cảm xúc. Nó cho thấy bạn tôn trọng thời gian và năng lượng của mình và khuyến khích người khác làm như vậy.
7. Bạn không đổ lỗi
Chỉ trích người khác khi mọi thứ trở nên tồi tệ là một cách đơn giản để thoát khỏi việc phải đối mặt với những thiếu sót của chính mình. Nhưng nếu bạn là người dám thừa nhận sai lầm của mình, người chịu trách nhiệm thay vì đổ lỗi thì đây là dấu hiệu của trí tuệ cảm xúc.
Ai cũng có lúc mắc lỗi và những người thông minh về mặt cảm xúc có khả năng thừa nhận lỗi lầm cũng như học hỏi từ chúng. Họ không lãng phí thời gian đổ lỗi cho người khác hoặc đưa ra lời bào chữa mà chấp nhận sai lầm, học hỏi và tiến về phía trước.
8. Bạn thực hành nhận thức về bản thân
Và cuối cùng, mọi thứ đều trở về với sự tự nhận thức. Nếu bạn là người luôn đồng điệu với cảm xúc của mình, hiểu lý do tại sao bạn phản ứng như vậy và lưu tâm đến điều đó, đây chính là dấu hiệu của trí tuệ cảm xúc.
Tự nhận thức là nền tảng của trí tuệ cảm xúc. Đó là khả năng nhận biết và hiểu tâm trạng, cảm xúc và động lực của bạn, cũng như tác động của chúng lên người khác. Nếu bạn thường xuyên kiểm tra bản thân, thừa nhận cảm xúc và hiểu được phản ứng của mình, đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn thông minh về mặt cảm xúc hơn bạn nghĩ.
Nhà tâm lý học, Tiến sĩ Richard Wiseman đã nói: “Sự khác biệt giữa người thành công và người không thành công không nhất thiết là trí thông minh hay…
Nguồn: https://eva.vn/eva-tam/8-dau-hieu-chung-to-ban-khon-ngoan-ve-mat-cam-xuc-hon-ban-nghi-c66a622319.html