Thứ ba, Tháng Một 28, 2025
HomeGiải TríGiao hàng trễ dịp Tết: Có được yêu cầu đền bù không?

Giao hàng trễ dịp Tết: Có được yêu cầu đền bù không?

(PLO)- Giao hàng trễ dịp Tết gây nhiều phiền toái, theo luật, người mua có quyền yêu cầu đổi, trả hàng hoặc hoàn tiền khi người bán vi phạm cam kết giao dịch.

Tôi có đặt mua hàng online, nhưng đến nay đã gần Tết mà chưa được giao. Xin hỏi bị giao hàng trễ dịp Tết, có được yêu cầu đền bù?

Bạn đọc Trannha…@gmail.com

Giao hàng trễ dịp Tết
Bị giao hàng trễ dịp Tết, có được yêu cầu đền bù?. Ảnh: AI

Luật sư Trần Thị Thanh Thảo, Đoàn Luật sư TP.HCM trả lời: Theo quy định pháp luật, khi mua hàng qua website, các trang thương mại điện tử, qua mạng xã hội, khi người mua đặt hàng và người bán chấp nhận, xác nhận đơn hàng thì được coi là đã giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Vì vậy, hai bên đã hình thành các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Điều 437, Điều 438, Điều 439 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về giao tài sản không đúng số lượng, giao vật không đồng bộ và giao tài sản không đúng chủng loại thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao lại đúng số lượng, giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu và yêu cầu giao tài sản đúng chủng loại.

Thêm vào đó, người mua còn có quyền hủy bỏ hợp đồng (hủy bỏ đơn hàng) nếu người bán giao tài sản không đúng số lượng, giao vật không đồng bộ và giao tài sản không đúng chủng loại.

Ngoài ra, Điều 37 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm người bán trên sàn thương mại điện tử như sau: Người bán có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ khi bán hàng; đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa.

Vì vậy, việc người bán giao hàng cho bạn không đúng theo thông tin đã cung cấp trên trang thương mại điện tử là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thương mại điện tử và vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Căn cứ quy định tại khoản 17 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP, các sàn thương mại điện tử phải có chính sách áp dụng liên quan đến vấn đề kiểm hàng, chính sách đổi trả, chính sách hoàn tiền (bao gồm những trường hợp hoàn tiền, quy trình và phương thức hoàn tiền cho khách hàng) trong trường hợp sàn giao dịch thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến.

Từ những căn cứ trên, bạn đọc Trannha…gmail.com có quyền được đổi hàng hoặc trả hàng, hoàn tiền nếu người bán giao hàng không đúng cho bạn. Khi mua hàng qua website, qua mạng xã hội, bạn liên hệ người bán để thỏa thuận vấn đề này. Còn nếu bạn mua hàng qua các trang thương mại điện tử, các trang này có trách nhiệm, chính sách về việc giải quyết yêu cầu đổi hàng hoặc trả hàng, hoàn tiền của bạn.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tại khoản 3 điều 37 có ghi nhận: “3. Trường hợp giao dịch được thực hiện trên không gian mạng, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm thực hiện quy định của Luật này, pháp luật về thương mại điện tử và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Ngoài ra, điểm n khoản 3 Điều 39 Luật nói trên quy định: “n) Chịu trách nhiệm với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước và nước ngoài bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam”.

Điều này cho thấy đang có một khoảng trống khá lớn đối với giao dịch thương mại điện tử chưa được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trẻ em bao nhiêu tuổi có thể tự giữ tiền lì xì?
Theo dõi Báo Pháp Luật Tp HCM trên Google News

Nguồn: https://plo.vn/giao-hang-tre-dip-tet-co-duoc-yeu-cau-den-bu-khong-post831859.html

PLO Logo

Hello Mình là Cải

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Nóng Hôm Nay