Tiền “bốc hơi” ngay sau khi gửi
Anh Trịnh, một doanh nhân trẻ tại Quảng Châu (Trung Quốc), khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Bằng sự kiên trì và nhạy bén, anh từng bước đưa công ty phát triển vững mạnh, mở rộng quy mô với hàng chục nhân viên và ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường.
Để thuận tiện cho công việc kinh doanh, anh Trịnh quyết định mở một tài khoản ngân hàng mới. Nhận thấy đây là khoản tiền lớn và phục vụ hoạt động doanh nghiệp, nhân viên ngân hàng nhanh chóng mời anh vào khu vực VIP, giúp anh hoàn tất thủ tục mà không cần xếp hàng. Sau khi xuất trình thẻ căn cước, anh Trịnh được cấp tài khoản mới và gửi vào đó 6 triệu NDT (khoảng hơn 20 tỷ đồng).
![Doanh nhân gửi hơn 20 tỷ đồng vào tài khoản buổi sáng, quá trưa chỉ còn 2 triệu đồng: Ngân hàng tuyên bố “giao dịch khấu trừ bình thường”- Ảnh 1. Doanh nhân gửi hơn 20 tỷ đồng vào tài khoản buổi sáng, quá trưa chỉ còn 2 triệu đồng: Ngân hàng tuyên bố “giao dịch khấu trừ bình thường”- Ảnh 1.](https://baolacai.net/wp-content/uploads/2025/02/Ngan-hang-tuyen-bo-giao-dich-khau-tru-binh-thuong.png)
Ảnh minh hoạ
Vì tài khoản này sẽ thực hiện nhiều giao dịch thường xuyên, nhân viên ngân hàng đề nghị anh kích hoạt tính năng bảo mật nhiều lớp cho thẻ ngân hàng để đảm bảo an toàn.
Tin tưởng vào sự chuyên nghiệp của ngân hàng, anh Trịnh đồng ý ngay mà không do dự. Chỉ trong 30 phút, mọi thủ tục hoàn tất, anh rời ngân hàng với tâm trạng nhẹ nhõm, tranh thủ xử lý công việc trước khi ghé vào một quán ăn gần đó dùng bữa.
Khi đang chờ món, điện thoại anh Trịnh bất ngờ rung lên. Một tin nhắn báo tài khoản vừa bị trừ 20.000 NDT (gần 70 triệu đồng). Nghĩ rằng đây chỉ là tin nhắn rác, vì mình đã kích hoạt tính năng bảo mật nhiều lớp nên anh thản nhiên bỏ qua.
Nhưng điều xảy ra ngay sau đó khiến anh sững sờ. Điện thoại liên tục rung lên, những tin nhắn thông báo biến động số dư liên tiếp xuất hiện, mỗi lần 20.000 NDT bị rút, số tiền hao hụt nhanh chóng lên đến hàng triệu NDT. Cơn hoảng loạn ập đến, anh Trịnh lập tức đặt đũa xuống, lao thẳng đến ngân hàng.
Câu trả lời bất ngờ từ ngân hàng
Đến ngân hàng trong tâm trạng hoảng hốt, anh Trịnh lập tức trình bày sự việc với nhân viên giao dịch. Ngân hàng nhanh chóng kiểm tra tài khoản, nhưng lúc này, số dư chỉ còn hơn 200.000 NDT, trong khi cách đây không lâu, anh vừa gửi vào 6 triệu NDT. Nhân viên ngân hàng khuyên anh nên khẩn trương báo cáo mất tiền cho cảnh sát, nhưng anh Trịnh vẫn tin rằng ngân hàng có thể hỗ trợ thu hồi số tiền đã mất, nên đã ngồi đợi mà không báo cáo ngay lập tức.
![Doanh nhân gửi hơn 20 tỷ đồng vào tài khoản buổi sáng, quá trưa chỉ còn 2 triệu đồng: Ngân hàng tuyên bố “giao dịch khấu trừ bình thường”- Ảnh 2. Doanh nhân gửi hơn 20 tỷ đồng vào tài khoản buổi sáng, quá trưa chỉ còn 2 triệu đồng: Ngân hàng tuyên bố “giao dịch khấu trừ bình thường”- Ảnh 2.](https://baolacai.net/wp-content/uploads/2025/02/1739343004_581_Ngan-hang-tuyen-bo-giao-dich-khau-tru-binh-thuong.png)
Thế nhưng, mọi thứ không diễn ra như anh mong đợi. Chỉ trong vài phút ngắn ngủi, số dư tiếp tục giảm mạnh, từ 200.000 NDT xuống còn 690 NDT (hơn 2,3 triệu đồng). Hoảng loạn, anh Trịnh chất vấn ngân hàng, nhưng chỉ nhận được câu trả lời rằng việc điều tra cần thời gian và anh phải chờ thông báo sau. Bất lực trước tình hình, anh không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tìm cách xoay sở tài chính.
Để duy trì hoạt động công ty, anh buộc phải vay tiền từ bạn bè. Tuy nhiên, việc vay mượn chỉ là giải pháp tạm thời, trong khi doanh nghiệp của anh vẫn cần vốn để phát triển.
Sau nhiều lần làm việc với ngân hàng mà không nhận được câu trả lời thỏa đáng, anh quyết định nhờ cảnh sát can thiệp. Ngay khi anh đi cùng cảnh sát, thái độ của ngân hàng lập tức thay đổi, cam kết hợp tác điều tra.
Sau quá trình xác minh, ngân hàng phát hiện toàn bộ số tiền bị rút bởi “Công ty TNHH Công nghiệp Đường sắt Yitie”. Công ty này được đăng ký trên trang web ủy thác công cộng, hoạt động trong các lĩnh vực thiết bị cơ điện, phần mềm máy tính và tư vấn đầu tư. Nhưng công ty này đã phá sản từ nhiều năm trước và không thể điều tra thêm được nữa.
Ngân hàng cho rằng anh Trịnh có thể đã có sự hợp tác nào đó với công ty Yitie, mua sản phẩm của bên kia nhưng lại nợ tiền hàng. Hai bên đã ký thỏa thuận ủy quyền và công ty đã nhận được sự ủy quyền của anh Trịnh để khấu trừ tiền đặt cọc của anh Trịnh theo từng đợt.
Do đó, ngân hàng đưa ra lời giải thích là “khấu trừ tiêu dùng thông thường”. Ngân hàng tuân thủ các quy định trong toàn bộ quá trình, từ việc mở thẻ đến việc khấu trừ tiền và không chịu bất kỳ trách nhiệm nào.
Anh Trịnh kiên quyết phủ nhận, khẳng định mình chỉ vừa mở tài khoản, chưa tiết lộ mật khẩu với ai và chưa từng liên kết với bất kỳ doanh nghiệp nào. Hơn nữa, nhân viên ngân hàng cũng không hề thông báo về thỏa thuận khấu trừ tự động. Với những chuyện đã xảy ra, anh cho rằng ngân hàng phải chịu trách nhiệm lấy lại tài sản hoặc bồi thường số tiền đã mất.
Cảnh sát Quảng Châu cũng đã can thiệp vào cuộc điều tra và phát hiện ra rằng tiền của anh Trịnh cuối cùng đã chảy vào một tài khoản của Ngân hàng Dân sinh Thành Đô và đã đóng băng tài khoản đó.
Về toàn bộ quá trình mở thẻ và khấu trừ tiền, ngân hàng tuyên bố rằng không có vấn đề gì với quá trình này.
Cảnh sát nhanh chóng bắt giữ kẻ tình nghi, nhưng việc điều tra lỗ hổng và xác định số tiền bị mất vẫn chưa hoàn tất. Nhưng liệu số tiền của ông Trịnh có thể thu hồi được hay không vẫn là một câu hỏi lớn. Cảnh sát Quảng Châu và các ngân hàng đang cố gắng hết sức để tìm ra số tiền đã biến mất và thu hồi lại. Tính đến thời điểm báo chí đưa tin, vẫn chưa có thông tin chính thức về kết quả vụ việc.
Bài học
Câu chuyện của anh Trịnh cũng là lời cảnh tỉnh mọi người luôn theo dõi sát sao các giao dịch tài chính, phát hiện bất thường phải khóa tài khoản và xử lý ngay:
1. Khi phát hiện giao dịch bất thường trên thẻ ngân hàng mà không phải do bạn thực hiện, bạn nên ngay lập tức đến nơi gần nhất để quẹt thẻ, mua hàng và để lại biên lai, để bạn có thể giữ thẻ ngân hàng bên mình và cung cấp bằng chứng rằng bạn không ở nơi tiền bị đánh cắp.
2. Sau khi phát hiện giao dịch bất thường, nếu khẳng định không phải do bản thân hoặc gia đình thực hiện, bạn phải ngay lập tức liên hệ hoặc đến ngân hàng nơi mở tài khoản để thông báo sự việc và yêu cầu ngay lập tức khóa thẻ ngân hàng để kịp thời ngăn chặn tổn thất, tránh tổn thất tiếp theo.
3. Sau khi quẹt thẻ và báo cáo với ngân hàng, việc tiếp theo cần làm là gọi cảnh sát và mô tả chi tiết sự việc để được hướng dẫn.
Tổng hợp Toutiao, Sohu…
Nguồn: https://kenh14.vn/doanh-nhan-gui-hon-20-ty-dong-vao-tai-khoan-buoi-sang-qua-trua-chi-con-2-trieu-dong-ngan-hang-tuyen-bo-giao-dich-khau-tru-binh-thuong-215250212114749314.chn