Thứ sáu, Tháng hai 14, 2025
HomeThế GiớiQuan điểm thực sự của chính quyền Trump về hòa đàm Ukraine

Quan điểm thực sự của chính quyền Trump về hòa đàm Ukraine

Chiến sự ngày 1.085: Quan điểm thực sự của chính quyền Trump về hòa đàm Ukraine- Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth tại cuộc họp ở tổng hành dinh NATO (Brussels, Bỉ) hôm 12.2

Mục tiêu ảo tưởng?

Ra mắt lần đầu trước các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các đối tác, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cho rằng việc quay lại biên giới của Ukraine trước năm 2014 là điều không thể thực hiện.

“Theo đuổi mục tiêu ảo tưởng này sẽ chỉ kéo dài chiến sự và gieo rắc thêm khổ đau”, Reuters dẫn lời bộ trưởng.

Và chính quyền Tổng thống Donald Trump không cho rằng việc kết nạp Ukraine vào NATO là một phần giải pháp tiến đến chấm dứt chiến sự ở nước này.

Tổng thống Ukraine có đề xuất bất ngờ về lãnh thổ Nga

Thay vào đó, bất kỳ giải pháp hòa bình bền vững nào cũng cần những đảm bảo an ninh đến từ các lực lượng châu Âu và phi châu Âu có năng lực, đủ sức bảo vệ châu lục.

Phát biểu trên của Bộ trưởng Hegseth trước hơn 40 quốc gia đồng minh của Ukraine là tuyên bố rõ ràng và thẳng thừng nhất cho thấy quan điểm của chính quyền mới tại Washington đối với cuộc xung đột kéo dài gần 3 năm.

Cuộc gặp tập trung vào nỗ lực điều phối sự ủng hộ cho Ukraine, bao gồm mở rộng sản xuất quân sự, cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp mới và tăng cường nguồn cung vũ khí thông qua việc nâng cao năng lực công nghiệp quân sự của châu Âu.

Anh trên tư cách nước chủ trì, cho biết sẽ viện trợ quân sự trị giá 150 triệu bảng Anh (186,6 triệu USD) cho Ukraine, bao gồm máy bay không người lái (UAV), xe tăng, các hệ thống phòng không.

Chiến sự ngày 1.085: Quan điểm thực sự của chính quyền Trump về hòa đàm Ukraine- Ảnh 2.

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Nga bác khả năng đổi đất với Ukraine

Vài giờ trước khi cuộc họp bắt đầu ở Brussels, Điện Kremlin nhấn mạnh Nga sẽ không bao giờ thảo luận khả năng trao đổi lãnh thổ Ukraine mà nước này đang kiểm soát để lấy những vùng đất ở tỉnh miền tây Kursk đang nằm trong tay quân đội chính quyền Kyiv.

“Đó là điều không thể xảy ra”, TASS dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tại cuộc họp báo hằng ngày, bổ sung rằng chính quyền Moscow chưa từng và sẽ không bao giờ ngồi vào bàn đàm phán về vấn đề trao đổi lãnh thổ.

Nga nêu điều kiện chấp nhận lực lượng nước ngoài ở Ukraine

Đó là câu trả lời thẳng thắn của Nga sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói với tờ The Guardian rằng ông có kế hoạch trao đổi lãnh thổ với Nga để tiến tới chấm dứt chiến sự, bao gồm khả năng trao đổi những khu vực mà Ukraine đang kiểm soát ở Kursk.

Kể từ khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2.2022, Nga đến nay kiểm soát gần 20% lãnh thổ Ukraine, tương đương hơn 112.000 km2. Còn Ukraine đang kiểm soát khoảng 450 km2 ở tỉnh Kursk của Nga, theo các bản đồ chiến sự nguồn mở.

Tuy nhiên, trong ngày 12.2, ông Zelensky cũng kêu gọi các đối tác phương Tây gia tăng áp lực đối với Nga sau khi lực lượng chính quyền Moscow triển khai đợt tấn công bằng tên lửa đạn đạo và UAV xuyên đêm, khiến ít nhất 1 người chết và gây cháy nhiều nơi ở thủ đô Kyiv.

Tổng thống Ukraine cáo buộc Nga không chuẩn bị cho hòa bình.

Chiến sự ngày 1.085: Quan điểm thực sự của chính quyền Trump về hòa đàm Ukraine- Ảnh 3.

Xe tăng của Nga ở vùng chiến sự

ảnh: bộ quốc phòng nga

Đợt tấn công xuyên đêm

Không quân Ukraine cho biết đã bắn hạ 6 trong số 7 tên lửa đạn đạo bắn vào Kyiv và thành phố miền trung Kryvyi Rih, quê hương của ông Zelensky. Nga cũng phóng 123 UAV tấn công vào lãnh thổ Ukraine, trong số này 71 UAV bị bắn hạ và 40 chiếc mất tích.

Còn TASS dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết nước này đã thực hiện đợt tấn công tên lửa lớn nhằm vào các xưởng sản xuất công nghiệp quân sự UAV và FPV (drone góc nhìn thứ nhất nhất) của Ukraine.

Mọi mục tiêu đã bị bắn trúng.

Tên lửa Triều Tiên cải thiện độ chính xác nhờ kinh nghiệm sử dụng tại Ukraine?

Cùng ngày, Reuters dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS, trụ sở London, Anh) nhận định rằng Nga vẫn còn đủ sức triển khai chiến sự ở Ukraine thêm ít nhất 1 năm nữa. Tuy nhiên, quân đội nước này đối mặt nguy cơ thiếu xe tăng.

IISS ước tính Nga đã tổn thất 1.400 xe tăng trong năm ngoái, nhưng đến nay vẫn có thể xoay xở thích ứng với tình hình và đối mặt nguy cơ tổn thất binh lực thấp hơn so với Ukraine.

Số liệu của IISS cũng tính toán được Nga giờ đây tổn thất 4.400 xe tăng chủ lực kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2.2022.

“Phần khí tài còn lại trong kho có thể cho phép Nga duy trì tốc độ tổn thất như hiện tại trong thời gian ngắn, như đa số xe tăng cần được cải tạo nhiều và đầy tốn kém”, theo IISS.

Nguồn: https://thanhnien.vn/chien-su-ngay-1085-quan-diem-thuc-su-cua-chinh-quyen-trump-ve-hoa-dam-ukraine-18525021221044694.htm

ThanhNien Logo

Hello Mình là Cải

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Nóng Hôm Nay