Mua nhà 52 tỷ nhưng để trống
Chuyện xảy ra tại thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Anh Lục là một người kinh doanh vật liệu xây dựng. Vào thời điểm năm 2017, anh cùng bạn đến tham quan một khu chung cư vừa hoàn thiện và đang trong thời gian bàn giao nhà.
Theo đó, tòa nhà này nằm ở vị trí đắc địa, giao thông thuận tiện và gần trục đường lớn cùng nhiều cơ sở y tế, giáo dục trọng điểm. Là một người nhạy bén trong kinh doanh, cho rằng giá đất tại đây có khả năng sinh lời cao, anh Lục đã mạnh tay chi 15 triệu NDT (khoảng 52 tỷ đồng) để mua một căn nhà.
Căn hộ được anh Triệu mua nằm ở tầng 3 của tòa nhà, có tổng diện tích 280m2. Dự định ban đầu của người đàn ông này là mua nhà để cho thuê. Tuy nhiên sau đó, vì nhiều lý do nên căn nhà vẫn trong tình trạng để không. Cho rằng nhà thô không có đồ đạc giá trị nên anh Lục cũng ít khi ngó ngàng, cứ để trống như vậy trong suốt 6 năm.

Ảnh minh họa
Sau khi dịch bệnh đi qua, ngành bất động sản suy thoái, công việc kinh doanh vật liệu xây dựng của anh Lục cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Lúc này, anh Lục có kế hoạch mở một công ty may mặc để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Anh dự định sẽ cải tạo lại căn hộ đã mua cách đây 6 năm để làm văn phòng. Thế nhưng, khi trở lại căn nhà do chính mình sở hữu, cảnh tượng trước mắt khiến người đàn ông này không khỏi rùng mình.
Căn hộ rộng 280m2 của anh Lục bị chất đầy rác thải sinh hoạt và bốc mùi vô cùng khó chịu. Sau khi hỏi thăm, anh biết được cư dân ở tầng 3 thường mang rác sang căn hộ này để tập kết, sau đó nhân viên vệ sinh mới tiến hành phân loại và xử lý. Quá bức xúc, anh Lục đã xuống gặp ban quản lý tòa nhà để yêu cầu giải thích.
Hóa ra, sau khi mua căn nhà này, anh Lục đã thay đổi số điện thoại di động nhưng không thông báo cho ban quản lý tòa nhà. Vì vậy, trong suốt 6 năm, ban quản lý không thể liên lạc với chính chủ để thu phí quản lý bất động sản. Do đó, họ đã tự ý biến căn hộ của anh Lục thành phòng rác chung của cư dân sống tại tầng 3 và thu một khoản phí vệ sinh hàng tháng.
Anh Lục không chấp nhận lời giải thích của ban quản lý. Anh cho rằng hành vi của họ là đột nhập bất hợp pháp vào nhà riêng của mình. Trong cơn tức giận, anh Lục đã đưa ban quản lý tòa nhà ra tòa, cáo buộc họ đã chiếm dụng trái phép nhà của mình và đòi bồi thường 2,7 triệu NDT (khoảng 9,4 tỷ đồng).
Phán quyết bất ngờ của tòa án
Theo luật, công ty quản lý bất động sản không được xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng bất động sản trong hoạt động quản lý bất động sản phải được chủ sở hữu và người sử dụng bất động sản thỏa thuận, nhưng không được vi phạm các quy định có liên quan của pháp luật, quy định và thỏa ước của chủ sở hữu.
Trong trường hợp này, anh Lục là chủ sở hữu căn nhà, có quyền chiếm hữu, sử dụng, hưởng lợi và định đoạt theo pháp luật. Không ai được phép sử dụng tòa nhà văn phòng khi chưa được phép, nếu không sẽ cấu thành hành vi xâm phạm.
Ngoài ra, Điều 937 Bộ luật Dân sự (Trung Quốc) quy định rằng, hợp đồng dịch vụ bất động sản là hợp đồng trong đó bên cung cấp dịch vụ bất động sản cung cấp các dịch vụ bất động sản như bảo trì nhà, công trình phụ trợ, quản lý, duy trì vệ sinh môi trường và trật tự liên quan cho chủ sở hữu trong phạm vi dịch vụ bất động sản. Chủ sở hữu phải trả phí dịch vụ bất động sản.

Ảnh minh họa
Trong trường hợp này, anh Lục đã không nộp phí quản lý bất động sản đúng hạn. Đây là hành vi vi phạm hợp đồng theo hợp đồng dịch vụ quản lý bất động sản. Phía ban quản lý tòa nhà có thể khởi kiện yêu cầu hoàn trả, nhưng không được chiếm dụng trái phép tòa nhà văn phòng, chứ đừng nói đến việc cho thuê.
Về mặt pháp lý, hành động của ban quản lý tòa nhà đã gây tổn hại đến quyền công dân của anh Lục. Điều 120 Bộ luật Dân sự (Trung Quốc) quy định, khi quyền dân sự bị xâm phạm, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người xâm phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Tuy nhiên, yêu cầu bồi thường của anh Lục phải được xem xét dựa trên lợi nhuận mà ban quản lý tòa nhà thu được từ việc thu phí dịch vụ vệ sinh. Tức là lợi nhuận càng cao thì phải bồi thường càng nhiều và ngược lại. Do đó, yêu cầu bồi thường 2,7 triệu NDT của anh Lục là không có cơ sở và sẽ không được chấp nhận.
Tòa xét thấy, việc anh Lục không trả phí quản lý bất động sản cho căn nhà trong 6 năm cũng là sai sót. Tuy nhiên, ban quản lý tòa nhà không thể lấy đây làm lý do để chiếm dụng căn hộ của anh Lục.
Xét thấy cả hai bên đều có lỗi, cuối cùng, tòa án đã ra phán quyết rằng ban quản lý tòa nhà phải trả lại toàn bộ phí dịch vụ đổ rác đã thu cho anh Lục. Ngoài ra, họ còn phải dọn sạch rác trong nhà và khôi phục lại căn nhà về tình trạng ban đầu.
Theo Toutiao
Nguồn: https://kenh14.vn/nguoi-dan-ong-mua-can-ho-52-ty-dong-roi-de-khong-6-nam-sau-phat-hien-nha-bien-thanh-bai-rac-ban-quan-ly-phai-boi-thuong-9-ty-dong-cho-toi-215250220151530729.chn