Thứ tư, Tháng hai 26, 2025
HomeGiải TríChấp nhận không có tiền tiết kiệm dù chi tiêu dè sẻn,...

Chấp nhận không có tiền tiết kiệm dù chi tiêu dè sẻn, phải làm xong việc này mới dám để dành tiền cho bản thân

Cắt giảm chi tiêu về mức tối thiểu, chẳng dám sắm sửa gì cho bản thân, vẫn không dư đồng nào. Nhiều người nghĩ rằng đây là chuyện vô lý, nhưng thực tế không hẳn là vậy.

Nhiều người chấp nhận không có tiền tiết kiệm dù chi tiêu rất dè sẻn vì 1 lý do duy nhất: Trả nợ cho gia đình. Làm xong việc đó mới dám tính chuyện tích lũy cho bản thân.

Chạnh lòng vì bản thân không dư dả nhưng cũng chẳng thể nhắm mắt làm ngơ, mặc kệ bố mẹ loay hoay với nợ nần

Không khó để bắt gặp những câu chuyện như vậy trong các cộng đồng, hội nhóm tâm sự việc quản lý tài chính. Có người vì đang trả nợ cho bố mẹ nên thậm chí còn chẳng dám hẹn hò, yêu đương, lập gia đình. Có người đã thành công trả đứt món nợ, thở phào một cái vì gánh nặng, áp lực bấy lâu nay cuối cùng cũng biến mất.

Chấp nhận không có tiền tiết kiệm dù chi tiêu dè sẻn, phải làm xong việc này mới dám để dành tiền cho bản thân- Ảnh 1.

Lương 30-35 triệu/tháng, cùng bố mẹ trả nợ cho anh trai nên chẳng dám nghĩ tới việc xây dựng hạnh phúc của riêng mình

Chấp nhận không có tiền tiết kiệm dù chi tiêu dè sẻn, phải làm xong việc này mới dám để dành tiền cho bản thân- Ảnh 2.

Trả nợ cho bố mẹ xong mới dám nghĩ tới việc đầu tư, tích lũy cho bản thân

Hay như tâm sự của một cô gái khác: “Em đang làm văn phòng, lương khoảng 22-23 triệu/tháng. Vài năm đầu đi làm, em dồn hết vào trả nợ, sửa nhà cho ba mẹ, nuôi em gái tiền học Đại học nên đến giờ vẫn chưa có dư cho bản thân. Nợ của bố mẹ em năm nay còn 50 triệu nữa là hết, tháng 6 là đến hạn trả nên từ giờ đến tháng 6, em phải dành đủ 50 triệu để gửi về. Mỗi tháng em gửi bố mẹ 2 triệu để mua đồ ăn với mua thuốc, cho em gái 3 triệu tiền ăn với sinh hoạt. Học phí của em gái em tầm 12 triệu/kỳ, 1 năm 24 triệu.

Em ở trọ trên thành phố tốn 1,5 triệu/tháng, tiền ăn cỡ 2 triệu/tháng, tiền mua linh tinh khoảng 500k. Ngoài ra thì em cũng không chi tiêu gì nhiều ạ.

Dự định của em là đầu năm sau kết hôn. Tuy nhiên đến giờ em vẫn chưa có dư nên cũng hơi buồn”.

Tựu trung lại, áp lực nợ nần là điều không ai mong muốn, những bạn trẻ đang trả nợ cho cha mẹ, người thân cũng vậy. Nhưng nghĩ theo hướng tích cực hơn, có lẽ, đó cũng là cơ hội để họ học cách quản lý chi tiêu, đồng thời, phần nào báo hiếu cho cha mẹ. Suy cho cùng, nhiều người đồng tình rằng tiết kiệm cho bản thân là quan trọng, nhưng nếu vì thế mà mặc kệ bố mẹ loay hoay với nợ nần, thì cũng không nên.

3 việc nên làm để xử lý nợ nần

Nếu hiện tại, bạn đang có nhiều hơn 1 khoản nợ, mỗi khoản nợ lại có mức lãi suất khác nhau, hãy tham khảo 3 gợi ý dưới đây để giảm tối đa tiền lãi, cũng như đảm bảo việc thanh toán đúng hạn.

1 – Gom nợ về 1 mối

Nói một cách dễ hiểu hơn, thay vì trả 3 khoản nợ ở 3 nơi chẳng hạn, bạn có thể tạo thêm 1 khoản nợ thứ 4 với số tiền vay bằng dư nợ của 3 khoản nợ hiện tại cộng lại. Sau đó, dùng tiền đi vay được để trả đứt 3 khoản nợ ở 3 nơi khác nhau, và tập trung trả 1 khoản nợ duy nhất (khoản nợ số 4).

Chấp nhận không có tiền tiết kiệm dù chi tiêu dè sẻn, phải làm xong việc này mới dám để dành tiền cho bản thân- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Việc này vừa tối ưu tiền lãi, vừa hạn chế tình trạng quên thanh toán dẫn tới chậm trả. Tuy nhiên, nếu tổng dư nợ hiện tại của bạn đang quá cao, việc vay thêm sẽ không mấy khả thi. Cách tốt nhất có lẽ vẫn là vay người thân, bạn bè.

2 – Ưu tiên trả những khoản nợ có lãi suất trước

Vay tiền từ ngân hàng, công ty tài chính hoặc thẻ tín dụng, chắc chắn bạn sẽ phải trả một khoản tiền lãi. Trong trường hợp có cả nợ có lãi, và nợ không có lãi (nợ vay người thân, bạn bè), bạn nên ưu tiên thanh toán đúng hạn và dứt điểm các khoản nợ có lãi. Đồng thời, xin giãn nợ với những khoản nợ không có lãi.

3 – Nợ nhỏ trả trước, nợ lớn trả sau

Nếu tất cả các khoản nợ hiện tại của bạn đều là nợ có lãi, vậy thì hãy ưu tiên trả hết các khoản nợ nhỏ trước, trong lúc đó, vẫn duy trì việc trả nợ hàng tháng một cách đúng hạn với các khoản nợ lớn.

Đây chính là phương pháp “quả cầu tuyết” trong giải quyết nợ nần, được sáng lập bởi Dave Ramsey – Chuyên gia tài chính cá nhân và tác giả cuốn sách The Total Money Makeover.

Dave Ramsey cho rằng xử lý các khoản nợ theo thứ tự từ nhỏ đến lớn giúp hạn chế tình trạng “lãi mẹ đẻ lãi con”, đồng thời, tạo dựng sự lạc quan và tự tin trong quá trình trả nợ.

Sau khi trả được một món nợ, bạn sẽ không phải trả tiền lãi của món nợ đó nữa, những quả cầu tuyết nhỏ đã bị mất đi và quan trọng nhất đó là tâm lý hoàn thành. Tâm lý này sẽ tạo cho bạn động lực để trả những món nợ lớn hơn. Dần dần, với sự kiên trì cùng tinh thần lạc quan và tự tin, bạn sẽ thoát khỏi vòng xoáy nợ nần.

Nguồn: https://kenh14.vn/chap-nhan-khong-co-tien-tiet-kiem-du-chi-tieu-de-sen-phai-lam-xong-viec-nay-moi-dam-de-danh-tien-cho-ban-than-21525022318102287.chn

Kenh14 Logo

Hello Mình là Cải

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Nóng Hôm Nay