Thứ sáu, Tháng Một 24, 2025
HomeKinh Doanh'Đặc sản' của sân bay Tân Sơn Nhất!

‘Đặc sản’ của sân bay Tân Sơn Nhất!

'Đặc sản' của sân bay Tân Sơn Nhất! - Ảnh 1.

Hành khách làm thủ tục chuyến bay quốc tế từ TP.HCM đi Nhật Bản – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Do vậy, ở những sân bay có nhiều quy định chặt như vậy, cổng ra bao giờ cũng có hai con đường.

Một là khu “hành lý không cần khai báo”, tạm hiểu không mang gì trái quy định của nước đến. Và một cổng ra còn lại dành cho khách có hành lý cần khai báo, khi cần nghi ngờ thì cơ quan sân bay có thể kiểm tra.

Đó là quy định xuất cảnh. Với người Việt nhập cảnh về nước cũng có một số quy định ngoài câu chuyện kiểm dịch còn liên quan đến đồ dùng, vật phẩm giá trị hàng hóa cá nhân trong quản lý thuế.

Và khác hơn một chút, tất cả hành lý của khách nhập cảnh dù đã qua kiểm tra an ninh trước đó, khi ra cổng rời khỏi nhà ga họ vẫn phải qua máy soi một lần nữa.

Tất cả các hành lý đều phải soi chiếu, không loại trừ ngẫu nhiên nào.

Quy định này trở thành “đặc sản” của sân bay Tân Sơn Nhất. Và xung quanh câu chuyện quản lý này lại nóng lên mỗi dịp Tết đến xuân về khi kiều bào về quê, người dân đi lại tấp nập, nhộn nhịp hơn.

Hành khách thường kể nhau nghe bao chuyện khó nghe khi phải đợi qua cái máy soi. Bởi thế không thể xuề xòa với loại “đặc sản” này.

Sau gần hai thập niên chạy đua liên tục, các sân bay trên thế giới đã biến cửa ngõ vào quốc gia thành nơi phục vụ du khách quốc tế chất lượng nhằm thể hiện đẳng cấp.

Công thức chung của hầu hết các sân bay là tăng trải nghiệm dịch vụ cho khách, tăng hạ tầng, kiểm tra một cách thoải mái, thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo thắt chặt an ninh, tăng tính tuân thủ quy định hàng hóa xuất nhập cảnh.

Và để đánh giá trải nghiệm, hành khách sẽ chấm điểm các khu vực như nhà ga đi, khu vực làm thủ tục hàng không, khu vực soi chiếu an ninh, khu vực công an xuất nhập cảnh, phòng chờ ra tàu bay, nhà ga đến…

Rất nhiều khách quốc tế đều cảm nhận được nỗ lực xây dựng hình ảnh của các quốc gia ngay từ sân bay.

Đó là áp dụng công nghệ, quy trình được tự động hóa nhằm đơn giản hóa thủ tục, mang lại sự thoải mái cho hành khách. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất không nằm ngoài cuộc đua đó.

Nhưng quá trình này ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có vẻ diễn ra chậm hơn. Nhiều công đoạn vẫn còn thủ công, sự tiếp xúc giữa hành khách và cán bộ công vụ vẫn còn.

Dù ngành hải quan đã đầu tư lớn để hiện đại hóa các công đoạn thủ tục theo hướng giảm tiếp xúc giữa công chức hải quan và người dân để tránh tiêu cực, nhưng ở sân bay Tân Sơn Nhất thì lại khác.

Khi nói về các tồn tại này, một lý do thường được nêu ra: quá tải. Đúng là quá tải. Nhưng nếu có sự quyết tâm sẽ có thay đổi có lợi cho hành khách.

Chẳng hạn như việc tổ chức xe ra vào, đón – trả khách, taxi… một thời tưởng như bế tắc. Nhưng rồi tất cả vào cuộc quyết liệt, chuyện khó trở nên dễ.

Biết rằng quá tải cũng khiến các cơ quan chức năng ở sân bay vất vả. Và càng vất vả hơn trước các cao điểm phục vụ hành khách như thời điểm cuối năm.

Nhưng nỗ lực để tạo hình ảnh đẹp, nhà ga nhỏ, quá tải mà vẫn chu đáo, niềm nở lại càng quan trọng hơn.

Bởi “tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa”, có những than phiền không hẳn từ lý do quá tải. Vì thế không thể lơ là nhiệm vụ giữ và nâng cao hình ảnh cho sân bay Tân Sơn Nhất của TP.HCM và đất nước Việt Nam.

Cứ mỗi dịp Tết về, sân bay Tân Sơn Nhất lại đông khách, câu chuyện thêm nụ cười ở sân bay lại được nhiều hành khách nhắc đến. Thêm nụ cười lời khen ở sân bay, ai cũng muốn thế.

Nguồn: https://tuoitre.vn/dac-san-cua-san-bay-tan-son-nhat-2024122410535562.htm

TuoiTre Logo

Hello Mình là Cải

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Nóng Hôm Nay