Nhận lời mời của Tổng thống Emmanuel Macron, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành thăm chính thức Pháp vào từ ngày 6 – 7/10/2024. Trong khuôn khổ chuyến thăm, lãnh đạo hai bên đã tuyên bố nâng cấp mối quan hệ giữa hai nước lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện. Như vậy, Pháp trở thành là quốc gia đầu tiên tại Châu Âu thiết lập mối quan hệ này với Việt Nam.
Nhân dịp xuân Ất Tỵ, phóng viên Báo Nhân Dân đã có buổi phỏng vấn với Đại sứ Pháp Olivier Brochet về tiềm năng hợp tác giữa hai nước sau khi nâng cấp quan hệ. Nhìn lại lịch sử, Đại sứ Olivier Brochet đã nhận định mối quan hệ hợp tác mà Việt Nam năm 2025 cần đã rất khác mối quan hệ hợp tác mà Việt Nam năm 1986 có: “Bây giờ, chúng ta không nói về sự hợp tác nữa mà nói về quan hệ đối tác”. Ngoài ra, các nhà đầu tư Pháp cũng rất trông chờ vào những cải cách hành chính và hành lang pháp lý của Việt Nam trong thời gian tới.
Cụ thể, khi nâng cấp mối quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện, lãnh đạo hai nước đã đề ra ba trục hợp tác chính:
Thứ nhất, chủ quyền: Pháp mong muốn đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình khẳng định được chủ quyền, góp phần duy trì ổn định, hòa bình trong khu vực.
Thứ hai, phát triển bền vững: Cả Pháp và Việt Nam đều rất quan tâm đến các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững như biến đổi khí hậu, an toàn an ninh mạng,… Do đó, chúng tôi hy vọng hai bên có thể cùng tiến xa trong quá trình hợp tác, tìm ra cách giải quyết những thách thức của thời đại.
Thứ ba, đổi mới: Pháp mong muốn hợp tác chặt chẽ để Việt Nam có được những công nghệ mang tính đổi mới cao. Đây chính là nền tảng để tạo ra mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.
Có thể nói rằng, việc nâng cấp mối quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện là một tín hiệu chính trị rất mạnh mẽ. Đây là mệnh lệnh từ lãnh đạo cấp cao của hai bên để tất cả các cơ quan chức năng tăng cường hợp tác với nhau.
Tôi xin được nêu ra ba ví dụ:
Thứ nhất, chủ quyền: Trong chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Tô Lâm vào tháng 10/2024 và chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Pháp Sébastien Lecornu vào tháng 5/2024, hai bên đã đề cập tới việc tăng cường hợp tác trên lĩnh vực bảo vệ chủ quyền. Việt Nam không chỉ cần có những đối tác lớn mà còn cần cả những đối tác đa dạng. Và Pháp sẵn sàng tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này.
Với vị thế của mình, Pháp có điều kiện hỗ trợ các đối tác khẳng định chủ quyền. Chúng tôi đã xây dựng hình thức hợp tác này với nhiều quốc gia như Ấn Độ hay Indonesia. Ở Việt Nam, hai bên có thể xem xét hợp tác trong các lĩnh vực liên quan đến trang thiết bị quân sự và vũ khí nhằm tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
Chúng tôi tin rằng với khuôn khổ hợp tác mới, Pháp và Việt Nam sẽ có những bước xa hơn trong lĩnh vực này.
Thứ hai, giao thông đường sắt: Pháp hoàn toàn có đủ năng lực tham gia vào dự án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam của Việt Nam.
Quả thực, chúng tôi rất kỳ vọng vào sự hợp tác này. Pháp là một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực phát triển các tuyến đường sắt tốc độ cao với khoảng 3.000 km nội địa.
Mặt khác, Pháp cũng có kinh nghiệm hợp tác ở Việt Nam. Cụ thể, một phần tuyến metro số 3 do Pháp và Việt Nam cùng xây dựng đã đi vào vận hành tại thành phố Hà Nội vào tháng 11/2024. Đây không chỉ đơn thuần là một dự án chuyển giao công nghệ mà còn là quá trình đào tạo để vận hành cho nhân lực Việt Nam. Mới gần đây, Pháp đã phối hợp triển khai thành công một tuyến đường sắt cao tốc khác tại Maroc.
Bằng những kinh nghiệm này, chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ quan tâm, xem xét khả năng tham gia của Pháp vào dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam sắp tới.
Thứ ba, năng lượng: Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến sự trở lại của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Bởi Pháp cũng là một trong những quốc gia phát triển năng lượng nguyên tử quyết liệt nhất trên thế giới. 70% nguồn điện của Pháp là năng lượng nguyên tử. Đây là con số cao nhất Châu Âu. Chính vì vậy, Pháp cũng là nước có độ phát thải CO2 bình quân đầu người thấp nhất châu Âu.
Từ khi hình thành đến nay, Pháp chưa từng có một sự cố lớn nào trong lĩnh vực này. Điều này không chỉ đơn thuần là công nghệ tốt, mà còn là những khuôn khổ pháp lý, quy tắc rất chặt chẽ.
Do đó, chúng tôi rất mong muốn có được sự hợp tác tăng cường với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Nguồn: https://nhandan.vn/viet-nam-se-can-nhung-moi-quan-he-doi-tac-chu-khong-chi-don-thuan-la-hop-tac-post858695.html