Trâm Anh (sinh năm 1996, Hà Nội) đã nhận ra điều đó sau cuộc gặp gỡ cùng cô bạn thân thời Đại học của mình. Kể từ lúc ra trường, rồi đi làm, bận rộn với công việc và những rắc rối “đầu đời”, Trâm Anh và bạn thân ít gặp nhau hơn. Đỉnh điểm, đây là lần đầu tiên trong năm 2024 gặp nhau của cả 2.
“Hôm qua, tôi đi ăn tối với người bạn thân nhất của mình. Bạn ấy nói rằng bạn đang không có đủ tiền để chi tiêu”, Trâm Anh tỏ ra khá bất ngờ vì chuyện này.
“Bạn ấy nói rằng đã tiết kiệm được một khoản nho nhỏ từ công việc cũ. Nhưng trong 2 năm qua, bạn bắt đầu cảm thấy bản thân ngày càng già đi và mong muốn tìm kiếm một sự ổn định.
Tuy nhiên, có một điều khá mâu thuẫn như thế này, bạn ấy không muốn làm một công việc có mức lương thuộc hàng trung bình như hiện tại.
Nhưng suốt thời gian 2 năm đó, bạn ấy vẫn chưa thể tìm cho mình được một công việc phù hợp và ổn định giữa 1 xã hội đầy biến động như công việc hiện tại. Kết quả là bạn ấy vẫn ở đó, và chật vật với những sự khó khăn về tiền bạc“, Trâm Anh chia sẻ lý do cô bạn thân nhà ở Hà Nội lại rơi vào cảnh khó khăn tài chính suốt 2 năm qua.
Sau khi những chia sẻ đó, Trâm Anh nhìn lại bản thân và cho rằng, thực ra việc chúng ta không tiết kiệm được là do chưa biết cách và cũng chưa có đủ quyết tâm để tiết kiệm.
“Mục tiêu trước đây của tôi là sở hữu căn nhà riêng ở tuổi 30 nhưng tôi vẫn chưa đạt được. Theo điều kiện hiện tại, tôi sẽ có tiền mua nhà vào năm 2026. Hiện tại, tôi vẫn đang làm việc chăm chỉ để hướng tới mục tiêu này”, Trâm Anh nói.
Cô bạn cho biết thu nhập của Trâm Anh không cao. So với nhiều người còn ở mức thấp nhưng cô bạn hiện cũng đã tích lũy được khoảng 550 triệu đồng: “Hiện tại thu nhập mỗi tháng của mình khoảng 20 triệu. Mình cho rằng, mình tích lũy được số tiền kia là vì đã dần hình thành được thói quen tiết kiệm và xây dựng cho bản thân một chiến lược kiếm tiền đúng đắn”.
Ước tính trung bình mỗi tháng Trâm Anh tiết kiệm 10 triệu đồng. Số tiền 10 triệu còn lại được cô bạn dùng để chi tiêu cho tất tần tật các khoản sinh hoạt phí hàng tháng bao gồm: Tiền nhà, tiền điện nước, di chuyển, các chi phí phát sinh,… Dưới đây là những cách giúp Trâm Anh tích lũy được 120 triệu đồng/năm từ mức thu nhập 20 triệu đồng/tháng.
1. Tiết kiệm tiền
Đặt mục tiêu tiết kiệm: Tiết kiệm ít nhất 50% thu nhập mỗi tháng và gửi số tiền đó vào một tài khoản đặc biệt ngay khi bạn được trả lương.
Học kiến thức quản lý tài chính: Mỗi tháng đọc ít nhất hai cuốn sách quản lý tài chính và học hỏi phương pháp quản lý tài chính của người khác.
Thiết lập khoản dự trữ khẩn cấp: Luôn giữ ít nhất 20 triệu đồng tiền mặt và một tài khoản dự phòng khẩn cấp.
Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra tiến độ tiết kiệm tiền hàng tháng và điều chỉnh kế hoạch tiết kiệm bất cứ lúc nào để đảm bảo đạt được mục tiêu đầu năm.
2. Đọc sách
Đọc sách có thể làm giàu cho bản thân. Nếu bạn có thói quen đọc sách, bạn có thể giảm thời gian xem video trên điện thoại và sẽ không có đủ thời gian để đi mua sắm, đây có thể coi là một cách tiết kiệm tiền gián tiếp.
Hơn nữa, việc đọc có thể nâng cao kiến thức, điều này sẽ hữu ích cho sự tiến bộ trong tương lai. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy các chứng chỉ liên quan đến công việc thông qua việc học và đọc. Với các chứng chỉ, mức lương của bạn sẽ tăng lên một cách tự nhiên. Nó cũng hữu ích trong việc đạt được mục tiêu tiết kiệm của bạn.
3. Có thêm ít nhất 1 nghề tay trái hoặc 1 công việc phụ
Giới trẻ hiện nay rất linh hoạt trong việc kiếm tiền, tức là về cơ bản ai cũng có công việc phụ của riêng mình.
Ví dụ, Trâm Anh có kĩ năng viết khá tốt nên cô bạn đã xin ứng tuyển vào vị trí cộng tác viên cho các tờ báo. Mặc dù số tiền kiếm được không nhiều nhưng đó vẫn là một khoản thu nhập.
4. Thể dục thường xuyên
Sức khỏe là tài sản lớn nhất và bệnh tật có thể “xóa sạch” số tiền trong tài khoản tiết kiệm của bạn trong chốc lát. Vậy nên, đừng bao giờ coi thường việc tập luyện. Chưa kể, tập thể dục thường xuyên cũng giúp thể lực của bạn được cải thiện, tràn đầy năng lượng mỗi ngày và có năng lượng để làm bất cứ việc gì.
5. Nghe podcast hoặc sách nói
Bạn có thể nghe những lời giải thích của nhiều tác phẩm kinh điển khác nhau và trau dồi kiến thức về quản lý tài chính. Thỉnh thoảng, khi tâm trạng không tốt và thiếu động lực, bạn có thể nghe những số podcast về phát triển bản thân, chữa lành, bạn sẽ tràn đầy động lực sau khi nghe chúng.
Trên thực tế, cả người nghèo và người giàu đều nên tiết kiệm tiền.
Tiết kiệm tiền không khiến bạn trở nên keo kiệt mà ngược lại, nó giúp bạn có nhiều sự lựa chọn hơn trong cuộc sống và mang đến cho bản thân bạn nhiều khả năng hơn.
Thực ra, việc tiết kiệm tiền không khó đến thế. Mấu chốt là tâm lý muốn tiết kiệm tiền và hành động để tiết kiệm tiền.
Tiền không phải là tất cả, nhưng không có tiền thì tuyệt đối không thể được. Hy vọng rằng một năm nữa, khi nhìn vào tài khoản tiết kiệm của mình, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự hào thay vì lo lắng, sợ hãi như hiện tại!
Nguồn: https://kenh14.vn/co-gai-ha-noi-chia-se-day-la-5-cach-de-tiet-kiem-duoc-nhieu-hon-ma-khong-can-cat-giam-chi-tieu-kiet-que-215241227085426024.chn