Thứ năm, Tháng Một 23, 2025
HomeGiáo DụcĐiểm nghẽn khiến du học sinh giỏi vẫn không tìm được việc

Điểm nghẽn khiến du học sinh giỏi vẫn không tìm được việc

Trên đây là chia sẻ của chuyên gia tư vấn chiến lược Dương Văn Linh tại hội thảo “Hành trình ứng tuyển và thành công trên đất Mỹ”, tổ chức chiều 5/1 tại Hà Nội.

Điểm xuất sắc vẫn không tìm được việc

Ông Dương Văn Linh có 10 năm kinh nghiệm làm tư vấn chiến lược tại nhiều công ty kiểm toán hàng đầu thế giới như PwC, Ernst & Young (New York), KPMG…

Chia sẻ với phóng viên, ông Linh cho hay, hiện các trường đại học nói chung thường cung cấp kiến thức chuyên ngành cho du học sinh nhưng các em còn thiếu kỹ năng – điều được các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao trong các vòng phỏng vấn.

Điểm nghẽn khiến du học sinh giỏi vẫn không tìm được việc - 1

Ông Dương Văn Linh có 10 năm kinh nghiệm làm tư vấn chiến lược tại nhiều công ty lớn (Ảnh: Bảo Hà).

“Đây chính là điểm khiến các em bị “hóc”, nhiều ứng viên dù học rất giỏi, sở hữu điểm GPA giỏi hoặc xuất sắc vẫn thất bại, không tìm được việc. Hay nói nôm na, tìm việc nghĩa là tìm chỗ ngứa của nhà tuyển dụng”, ông Linh nói.

Cũng theo chuyên gia này, không ít du học sinh ở Mỹ cho rằng, điểm GPA tốt sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng. Hầu hết các sinh viên đều không biết, điều gì được các công ty đánh giá cao. Ngay bản thân ông, sau khi đảm nhận vị trí nhà tuyển dụng mới biết, ở thị trường Mỹ, nhà tuyển dụng đánh giá kinh nghiệm cao hơn điểm số.

“Khi nhà tuyển dụng phỏng vấn, ứng viên thường nói những điều mình thích hoặc điều bản thân tự hào nhất nhưng không phải lúc nào đó cũng là thứ mà nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Qua kinh nghiệm cho thấy, tùy nhóm ngành nhưng những kỹ năng nền tảng thường được nhà tuyển dụng đánh giá cao gồm: kỹ năng giao tiếp (có thể thuyết trình hoặc viết), kỹ năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề…

Du học xong về luôn rất uổng

Trước những thách thức như vậy, ông Dương Văn Linh đưa các kinh nghiệm giúp các ứng viên tìm được việc làm tốt ở Mỹ sau khi tốt nghiệp.

Theo chuyên gia này, thay vì đợi tới năm 3-4 mới tìm việc, ngay từ năm nhất, các em có thể tìm kiếm việc làm.

Điểm nghẽn khiến du học sinh giỏi vẫn không tìm được việc - 2

Các chuyên gia tư vấn thông tin du học tới các phụ huynh học sinh (Ảnh: Mỹ Hà).

Khi phụ huynh đầu tư cho các con số tiền lớn nhưng vừa tốt nghiệp xong đã trở về sẽ rất uổng. Các em có thể mất cơ hội làm việc ở các tập đoàn đa quốc gia ở Mỹ.

Cũng giống việc lên lộ trình làm hồ sơ du học, các em nên có lộ trình tìm kiếm việc làm, trải nghiệm công việc ở Mỹ một vài năm để tích lũy kinh nghiệm, sau đó quyết định trở về hay ở lại vẫn chưa muộn.

“Ở Mỹ, kỳ thực tập quan trọng nhất là giai đoạn từ năm 3 lên năm 4. Việc thực tập ở Mỹ rất khó tìm kiếm bởi các ứng viên làm việc như nhân viên thực thụ và nhận lương rất cao. Một số tập đoàn có xu hướng tuyển thực tập, sau 3-4 tháng sẽ biết ứng viên này tốt hay không để nhận làm nhân viên chính thức”, ông Linh cho biết.

Cũng theo chuyên gia này, ở năm thứ nhất các em rất khó tìm được một chân thực tập ở Mỹ nhưng các em có thể về Việt Nam, thực tập ở các tập đoàn uy tín, đa quốc gia. Sau khoảng 3 năm, ứng viên có đủ thực lực và kinh nghiệm nộp đơn ứng tuyển vào các công ty lớn ở Mỹ.

“Điểm yếu của các du học sinh khi xin việc ở Mỹ, các ứng viên đã nỗ lực nhưng chưa chạm được tới các tiêu chuẩn đánh giá của nhà tuyển dụng. Để làm được điều này, các em cần kết nối, tạo mối quan hệ, biết được công ty đó cần gì để sớm chuẩn bị.

Thứ hạng của các trường rất có lợi thế cho các ứng viên, dễ thu hút các nhà tuyển dụng nhưng với tôi, các trường top giữa cũng không sao bởi hơn cả là tinh thần, động lực của học viên.

Nhiều ứng viên tìm đến chúng tôi từ các trường không danh tiếng nhưng các bạn biết tự tạo động lực, ham học hỏi, có tư duy mở và phát triển. Nhìn chung, các em phải “lì đòn” bởi trên con đường ấy sẽ gặp rất nhiều thử thách và thất bại”, ông Linh khẳng định.

Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/diem-nghen-khien-du-hoc-sinh-gioi-van-khong-tim-duoc-viec-20250106003325340.htm

DanTri Logo

Hello Mình là Cải

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Nóng Hôm Nay