Thứ bảy, Tháng hai 22, 2025
HomeGiải TríDiễn viên tay ngang đè nát giấc mơ phim Việt nghìn tỷ

Diễn viên tay ngang đè nát giấc mơ phim Việt nghìn tỷ


Trong bối cảnh ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình Việt Nam phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về diễn viên chuyên nghiệp ngày càng lớn, nhiều nhà làm phim đặt tham vọng doanh thu phim Việt ra rạp có thể chạm tới doanh thu nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo diễn viên vẫn còn nhiều hạn chế, khiến nền điện ảnh nội thiếu vắng những gương mặt xuất sắc có thể kế thừa thế hệ nghệ sĩ gạo cội như NSND Trà Giang, Thế Anh, Bùi Cường, NSƯT Thanh Quý…

Đỗ Thị Hải Yến tưởng rằng có thể bật lên sau đà của “Người Mỹ trầm lặng” nhưng cô vẫn không được chọn làm nữ chính trong “Hồi ức của một Geisha” mà phải nhường vị trí này cho Chương Tử Di

Loai cu mau den kiem soat duong huyet cuc tot.svg

Đỗ Thị Hải Yến tưởng rằng có thể bật lên sau đà của “Người Mỹ trầm lặng” nhưng cô vẫn không được chọn làm nữ chính trong “Hồi ức của một Geisha” mà phải nhường vị trí này cho Chương Tử Di

Nghịch lý đào tạo

Tại Việt Nam, đào tạo diễn viên chủ yếu diễn ra tại một số cơ sở lớn như Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM. Ngoài ra, những năm gần đây còn có Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Văn Lang, Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TPHCM…, và một số tổ chức tư nhân.

Nghịch lý là khi càng có nhiều cơ sở đào tạo diễn viên mở ra, chất lượng diễn viên của Việt Nam có vẻ như càng “tỷ lệ nghịch”. Nguyên nhân chính, theo các chuyên gia là bởi nhiều cơ sở đào tạo công lập vẫn áp dụng giáo trình cũ. Sự thiếu hụt về cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại khiến sinh viên không được tiếp cận và thực hành với công nghệ tiên tiến, dẫn đến khoảng cách giữa đào tạo và thực tiễn công việc.

Đạo diễn Ngô Quang Hải từng bức xúc khi không thể tìm được diễn viên “trường lớp”. “Việc giáo dục không đi kịp thị trường, không cập nhật được xu thế, thiếu và yếu. Phương pháp giảng dạy vẫn nặng lý thuyết, thiếu thực hành thực tế, trong khi diễn xuất là một nghề cần sự rèn luyện liên tục”, anh nói.

Nghệ sĩ Công Ninh, giảng viên Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TPHCM, cho biết: “Nhiều giảng viên đủ trình độ lý luận và kiến thức nghệ thuật để giảng dạy, nhưng lại thiếu thực tế làm nghề, ít có, thậm chí không có kinh nghiệm trong sáng tác, dàn dựng”. Điều này dẫn đến việc sinh viên thiếu cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, ảnh hưởng đến kỹ năng và kinh nghiệm sau khi tốt nghiệp.

Nhiều trung tâm đào tạo diễn viên ngắn hạn mọc lên, hứa hẹn “biến bạn thành ngôi sao chỉ trong vài tháng”. Tuy nhiên, mô hình này không thể thay thế được quá trình đào tạo bài bản. Những lớp học cấp tốc có thể giúp học viên nắm bắt kỹ năng cơ bản, nhưng thiếu chiều sâu về nghệ thuật biểu diễn.

Đạo diễn Lê Hoàng chia sẻ: “Lớp đào tạo cấp tốc tạo ra một thế hệ diễn viên có thể lên hình nhưng không đủ nội lực để duy trì sự nghiệp lâu dài. Nhiều diễn viên trẻ hiện nay nổi lên từ các chương trình truyền hình thực tế, từ TikTok nhưng không có nền tảng chuyên môn vững chắc. Họ có thể thu hút khán giả trong một thời gian ngắn, nhưng rất ít người có thể trở thành diễn viên thực thụ”.

Tuấn Trần được coi như “sao” trong hai phim của Trấn Thành nhưng vì thiếu nền tảng nên đến bộ phim thứ 3 Móng vuốt thì danh hiệu “ngôi sao phòng vé” của anh sụp đổ

Tuấn Trần được coi như “sao” trong hai phim của Trấn Thành nhưng vì thiếu nền tảng nên đến bộ phim thứ 3 Móng vuốt thì danh hiệu “ngôi sao phòng vé” của anh sụp đổ

Nhiều diễn viên nổi tiếng nhưng thiếu ngôi sao

“Điện ảnh Việt Nam hiện nay có nhiều diễn viên nổi tiếng nhưng chưa thực sự có ngôi sao theo đúng nghĩa. Ngôi sao không chỉ là người có lượng khán giả đông đảo, mà còn phải có sức hút phòng vé, khả năng đảm bảo doanh thu cho phim và tạo ra dấu ấn mang tính biểu tượng. Nếu nhìn vào các nền điện ảnh phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Hollywood, những ngôi sao thực sự có thể gánh cả một bộ phim, khiến khán giả mua vé vì họ. Ở Việt Nam, rất ít diễn viên đạt được mức độ ảnh hưởng đó”, nhà phê bình điện ảnh Thảo Đan nhận định.

Chị nhận định, thị trường điện ảnh trong nước còn nhỏ, chưa đủ sức tạo ra những thế hệ ngôi sao có sức ảnh hưởng lâu dài. Để có được những ngôi sao thực sự, điện ảnh Việt cần một hệ sinh thái điện ảnh chuyên nghiệp hơn, từ khâu đào tạo diễn viên, xây dựng thương hiệu cá nhân, đến việc phát triển thị trường phim đủ lớn để nuôi dưỡng và duy trì tên tuổi của họ.

Sự thiếu hụt của diễn viên nội

Nhìn sang các nền điện ảnh lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Hollywood, có thể thấy sự khác biệt rõ rệt. Ở Hàn Quốc, các diễn viên thường được đào tạo tại các học viện danh tiếng như Korea National University of Arts hay các công ty giải trí lớn với hệ thống đào tạo chuyên nghiệp. Họ phải trải qua nhiều năm học kỹ năng diễn xuất, rèn luyện giọng nói, vũ đạo, võ thuật… trước khi bước lên màn ảnh. Tại Hollywood, diễn viên không chỉ cần học diễn xuất mà còn phải hiểu về kịch bản, đạo diễn, quay phim để có thể nhập vai một cách tốt nhất.

Diễn viên Việt Nam đa phần chưa có ý thức trau dồi bản thân liên tục. Một số người nổi lên nhờ ngoại hình hoặc hiệu ứng truyền thông nhưng không chịu khó học hỏi để nâng cao diễn xuất. Việc này dẫn đến hệ quả là mỗi khi những “gương mặt quen” lên hình, khán giả đều phải “xơi lại” kiểu diễn xuất gượng gạo, căng cứng như kịch, thoại thiếu cảm xúc, không kiểm soát được hình thể.

“Thị trường giải trí Việt Nam hiện nay tập trung nhiều vào các sản phẩm thương mại, giải trí nhanh dẫn đến việc sản xuất các bộ phim, chương trình truyền hình thiếu chiều sâu về nội dung và nhân vật. Điều này ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng diễn xuất chuyên sâu của diễn viên, khi họ không có cơ hội tham gia vào các dự án chất lượng cao, đòi hỏi khả năng diễn xuất tinh tế”, nhà sản xuất Đinh Tuấn Anh nhận định.

Để có thể giúp các diễn viên Việt Nam tiệm cận với trình độ của diễn viên quốc tế, bà Phan Cẩm Tú, đại diện Hiệp hội Điện ảnh Mỹ (MPA) tại Việt Nam gợi ý: “Các chính sách ưu đãi hấp dẫn đã mang đến cơ hội tuyệt vời để người dân Thái Lan được đào tạo ngay trong quá trình làm việc với các dự án làm phim của các đoàn làm phim nước ngoài quay tại nước này. Đây là cách đào tạo thực tiễn, hiệu quả nhất và muốn thành công nó phải xuất phát từ các chính sách ưu đãi làm phim đối với những đoàn phim nước ngoài”.

Vì sao Trấn Thành thường chọn nghệ sĩ thân quen vào "vũ trụ phim nghìn tỷ"?

Vũ trụ phim ảnh của Trấn Thành thường có sự xuất hiện của những nghệ sĩ quen thuộc. Điều này khiến nhiều khán giả thắc mắc về khâu anh tuyển chọn diễn…

Theo HẠNH ĐỖ ([Tên nguồn])

Nguồn: https://www.24h.com.vn/giai-tri/dien-vien-tay-ngang-de-nat-giac-mo-phim-viet-nghin-ty-c731a1643068.html

24h Logo

Hello Mình là Cải

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Nóng Hôm Nay