Ngày 18/2, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua hai nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Theo đó, Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV được thông qua với 97,28% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV có 444/445 đại biểu Quốc hội tán thành (92,89% tổng số đại biểu Quốc hội).

Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, chiều 18/2 (Ảnh: Phạm Thắng).
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ.
17 bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ nhiệm kỳ khóa XV gồm:
1. Bộ Quốc phòng
2. Bộ Công an
3. Bộ Ngoại giao
4. Bộ Nội vụ
5. Bộ Tư pháp
6. Bộ Tài chính
7. Bộ Công Thương
8. Bộ Nông nghiệp và Môi trường
9. Bộ Xây dựng
10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
11. Bộ Khoa học và Công nghệ
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo
13. Bộ Y tế
14. Bộ Dân tộc và Tôn giáo
15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
16. Thanh tra Chính phủ
17. Văn phòng Chính phủ
So với đầu nhiệm kỳ (Chính phủ gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ), cơ cấu tổ chức Chính phủ vừa được Quốc hội thông qua giảm 5 bộ, cơ quan ngang bộ. Con số này là kết quả của việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hợp nhất các bộ, ngành có chức năng tương đồng.
Theo nghị quyết của Quốc hội, các bộ, cơ quan ngang bộ chính thức hoạt động từ ngày 1/3.
Về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội quyết nghị có 25 thành viên gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng và 13 bộ trưởng, trưởng ngành. Con số này giảm 3 người so với đầu nhiệm kỳ.
Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sau khi được kiện toàn:
1. Thủ tướng Phạm Minh Chính
2. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình
3. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà
4. Phó Thủ tướng Lê Thành Long
5. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc
6. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
7. Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng
8. Phó Thủ tướng Mai Văn Chính
9. Bộ trưởng Quốc phòng – Đại tướng Phan Văn Giang
10. Bộ trưởng Công an – Đại tướng Lương Tam Quang
11. Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
12. Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
13. Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng
14. Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên
15. Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy
16. Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh
17. Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng
18. Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng
19. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn
20. Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan
21. Bộ trưởng Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung
22. Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong
23. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng
24. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn
Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/giam-5-bo-nganh-va-3-thanh-vien-chinh-phu-20250218091155486.htm