Thứ ba, Tháng tư 22, 2025
HomeGiải Trí‘Một chữ đã giúp tôi có ngày hôm nay!’

‘Một chữ đã giúp tôi có ngày hôm nay!’

Trần Vinh Hưởng sinh năm 1993, anh nghỉ học khi đang học năm thứ hai đại học để quay về giúp đỡ công việc kinh doanh đang đối mặt với nguy cơ phải đóng cửa của cha mình. Gần 10 năm nỗ lực, từ ông chủ của một cửa hàng bán màng nhựa PVC chỉ rộng 15 mét vuông tới việc sở hữu nhà xưởng rộng 17.000 mét vuông với 9 dây chuyền sản xuất, một công ty thương mại, giá trị sản lượng hàng năm lên tới 200 triệu tệ (khoảng 700 tỷ đồng). Hành trình gần 10 năm đó diễn ra ra sao?

01 – Có “máu” làm đạo diễn nhưng lại có “số” làm kinh doanh

Trần Vinh Hưởng vốn muốn theo học chuyên ngành đạo diễn tại đại học, ngay cả ở thời điểm hiện tại, anh chia sẻ rằng bản thân vẫn ấp ủ một giấc mơ đạo diễn cho mình, tuy nhiên, “số trời đưa đẩy” anh tới với con đường kinh doanh.

Trong khi đang theo học năm thứ 2 tại đại học truyền thông tại Bắc Kinh, anh quyết định nghỉ học để quay về giúp đỡ công việc kinh doanh đang khó khăn của cha mình, “bố tôi lúc bấy giờ sở hữu một cửa hàng bán màng nhựa PVC nhỏ, số vốn bị lỗ thời điểm đó rơi vào khoảng 1 triệu tệ (khoảng 3 tỷ đồng) nên tôi quay về giúp bố. Sau khi trở về, tôi nhận ra mỗi một hành động hay phương pháp của mình đều mang lại thay đổi tích cực cho cửa hàng, chẳng hạn như áp dụng excel thay vì ghi chép bằng tay, hay ghi rõ tên và địa chỉ liên lạc cụ thể của các nhà cung ứng hoặc khách hàng, tránh trường hợp có vấn đề nhưng không biết phải tìm ai như cách quản lý cũ của bố tôi.”

Chàng trai sinh năm 1993, phải bỏ ngang ĐH để thay cha trả nợ, bươn chải thành CEO, kiếm hàng trăm tỷ/năm: ‘Một chữ đã giúp tôi có ngày hôm nay!’- Ảnh 1.

Năm 2015 là giai đoạn Trần Vĩnh Hưởng tìm cách “cứu” lại cửa hàng. Anh nhớ lại: “Khi đó tôi nghĩ, cả dãy phố đều bán cùng một mặt hàng, nhưng đều chỉ là bán buôn với số lượng lớn, không có ai nhận những đơn hàng nhỏ lẻ, vậy thì tôi sẽ là người đầu tiên làm điều này. Mục đích lúc đó không phải là kiếm thật nhiều tiền, mục đích là thu hút được càng nhiều khách hàng tới càng tốt. Khách hàng thấy cửa hàng chúng tôi phục vụ tốt, nói chuyện dễ nghe, lại giúp họ tiết kiệm được tiền, tránh lãng phí nên ngày càng nhiều người muốn hợp tác với chúng tôi.”

Năm 2016, công việc buôn bán bắt đầu có sự khởi sắc, doanh thu mỗi tháng tăng theo cấp số nhân. Lúc này, Trần Vĩnh Hưởng nghĩ đến việc mở một xưởng sản xuất nhỏ rộng khoảng 600 mét vuông, thiết bị nhập là các thiết bị cũ.

Năm 2017, sản lượng sản xuất mỗi tháng đạt 300 tấn.

Năm 2018, Trần Vĩnh Hưởng mở dây chuyền sản xuất thứ hai, doanh thu đạt mức 6 triệu tệ (khoảng 21 tỷ đồng).

Trải qua khó khăn của giai đoạn dịch bệnh, anh vẫn nỗ lực duy trì công việc kinh doanh của mình.

02 – Bất kể làm gì, không riêng gì kinh doanh, chữ “nhẫn” là điều quan trọng

Theo anh, một ông chủ, không nên là người quá ôm đồm, “cá nhân tôi cho rằng kinh doanh và quản lý là hai vấn đề khác nhau. Tôi sẽ tập trung vào làm việc mà mình giỏi, tôi giỏi phân tích thị trường, quan sát xu hướng thị trường, có người lại giỏi trong việc quản lý nội bộ công ty, vậy thì tôi sẽ giao lại việc này cho họ. Cá nhân tôi cho rằng đây là điều cực kì quan trọng. Rất nhiều ông chủ luôn muốn mình làm hết tất cả mọi việc vì tâm lý không yên tâm, nhưng như vậy chẳng khác nào đang tự làm mình mệt, ông chủ mệt mỏi, doanh nghiệp cũng không thể phát triển khỏe mạnh.”

Chàng trai sinh năm 1993, phải bỏ ngang ĐH để thay cha trả nợ, bươn chải thành CEO, kiếm hàng trăm tỷ/năm: ‘Một chữ đã giúp tôi có ngày hôm nay!’- Ảnh 2.
Chàng trai sinh năm 1993, phải bỏ ngang ĐH để thay cha trả nợ, bươn chải thành CEO, kiếm hàng trăm tỷ/năm: ‘Một chữ đã giúp tôi có ngày hôm nay!’- Ảnh 3.

Anh cũng chia sẻ rằng đối với những người làm kinh doanh, chữ “nhẫn” là điều quan trọng, “những ai đang muốn tự kinh doanh đều cần biết cách nắm bắt được chu kì, rất nhiều thứ có thể “sống” 2,3 năm, nhưng cũng có những thứ chỉ có thể tồn tại được 2,3 tháng, tiết tấu là điều quan trọng, khi vẫn chưa tới thời điểm bùng nổ, vậy thì lúc này bạn không thể “all in”, bạn phải “nhẫn”. Vốn muốn đầu tư 1 tỷ, nhưng giai đoạn này, 100 triệu là đủ rồi, cứ thử trước đã, đợi tới nắm chắc được công nghệ, kĩ thuật, học hỏi những cái hay ở người khác, trước khi đánh một trận lớn, giao thương đạn pháo phải chuẩn bị thật đầy đủ, sau đó “all in”, rồi cứ như vậy mà bùng nổ. Đây là một điểm rất quan trọng trong việc định hình chiến lược kinh doanh.”

03 – Động lực và thách thức luôn song hành

Trước khi quyết định mở xưởng, Trần Vĩnh Hưởng đã phải đối mặt với nhiều hoài nghi, “rất nhiều người can ngăn vì nói tuổi tôi còn nhỏ, mở xưởng là một quyết định lớn, nếu có vấn đề xảy ra, gia đình khó có thể gánh được khoản nợ của tôi.”

Ngay cả khi đã nghe theo quyết định của mình, vào năm 2017, khi mới nhập thiết bị về, để chắc chắn việc sản xuất được thuận lợi, Trần Vĩnh Hưởng thậm chí đã phải ngủ lại xưởng, trên một chiếc sofa trong suốt 1 tháng, “máy móc làm việc bình thường âm thanh thường rất lớn, bất cứ khi nào không thấy máy móc kêu, tôi đều thức dậy, máy dừng tôi lập tức sẽ tỉnh, chạy ra xem có vấn đề gì hay không. Nó giống như một phản xạ có điều kiện, kèm theo cả sự lo lắng, tôi vẫn nhớ cảm giác đó tới tận bây giờ. Quá trình khởi nghiệp tuy có nhiều động lực, nhưng lo âu vốn là điều không thể tránh khỏi.”

“Tôi vẫn có một suy nghĩ, đợi tới khi tôi phát triển công việc kinh doanh của mình tới một mức mà tôi cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn rồi, thật ra là khi nào thì tôi cũng không biết, đợi tới khi đó, tôi vẫn muốn quay một bộ phim, rủ thêm vài người anh em của tôi ở Bắc Kinh…”, Trần Vĩnh Hưởng chân thành.

Đâu ai đánh thuế được ước mơ! ” – Anh khẳng định.

Theo Douyin

Nguồn: https://kenh14.vn/chang-trai-sinh-nam-1993-phai-bo-ngang-dh-de-thay-cha-tra-no-buon-chai-thanh-ceo-kiem-hang-tram-ty-nam-mot-chu-da-giup-toi-co-ngay-hom-nay-215250414143912509.chn

Kenh14 Logo

Hello Mình là Cải

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Nóng Hôm Nay