Thứ ba, Tháng tư 22, 2025
HomeGiải TríNhững tiếng thở dài sau khói lửa

Những tiếng thở dài sau khói lửa

Chiến tranh trong điện ảnh không còn là biểu tượng phác họa lên những người anh hùng

Thay vì khắc họa trận mạc rực lửa hay những pha hành động nghẹt thở, nhiều đạo diễn đã chọn cách kể về chiến tranh từ những điều rất đời thường: một mái nhà bị mất, một đứa trẻ bị bỏ lại, một người mẹ chờ con không về.

Chiến tranh trong điện ảnh: Những tiếng thở dài sau khói lửa

Hình ảnh thực về người mẹ cùng 4 đứa con của mình lội qua một dòng sông ở Bình Định để tìm nơi ẩn nấp (1965)

Từ The Pianist, Grave of the Fireflies đến Come and See, hay ở Việt Nam là Đừng Đốt, Mùi cỏ cháy, các bộ phim này đều không tập trung vào chiến thắng – mà tập trung vào con người bị bỏ lại sau cuộc chiến. Những mất mát âm thầm, những lựa chọn đầy day dứt, những vết thương không rỉ máu nhưng mãi mãi âm ỉ không thể chữa lành.

Chiến tranh trong điện ảnh: Những tiếng thở dài sau khói lửa

Một cảnh phim được cắt từ bộ phim The Pianist (2002)

Ở đó, ta không còn thấy hình ảnh những người hùng được tạo nên một cách hào kiệt và đầy tính sử thi, mà ngược lại là hình ảnh của rất nhiều người bình thường – đang phải vật lộn, tồn tại trong hoàn cảnh phi thường. Điện ảnh, vì thế, không còn dựng tượng đài, mà lặng lẽ đi vào ký ức, nỗi sợ và sự yếu đuối của con người khi đối diện với chiến tranh.

Những nốt trầm của chiến tranh trong điện ảnh

Một trong những lý do khiến nhiều khán giả dè dặt với phim chiến tranh là vì cho rằng đây là thể loại khô khan, chỉ dành cho người mê lịch sử hay hành động. Nhưng thực tế, không ít tác phẩm lại chất chứa những cảm xúc nguyên bản nhất: sợ hãi, mất mát, hy sinh và cả sự dịu dàng hiếm hoi giữa khói lửa. Grave of the Fireflies (Mộ đom đóm) là một ví dụ – bộ phim khiến hàng triệu người rơi nước mắt không vì chiến trận, mà vì tình thân và những điều mong manh nhất bị chiến tranh cuốn đi.

Chiến tranh trong điện ảnh: Những tiếng thở dài sau khói lửa

Bộ phim Mộ Đom Đóm được chuyển thể thành phim từ một câu chuyện có thật

Điều tương tự cũng có thể tìm thấy trong nhiều phim Việt Nam – nơi hậu chiến để lại không chỉ là những khoảng trống vật chất, mà còn là những khoảng lặng trong tâm hồn, khiến người ta sống sót mà không biết đã thật sự trở về chưa.

Mùi cỏ cháy (2011) là một ví dụ tiêu biểu. Lấy bối cảnh cuộc chiến tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972, phim kể về bốn chàng sinh viên rời giảng đường để nhập ngũ. Thay vì khắc họa những anh hùng phi thường, phim tập trung vào tâm lý, lý tưởng sống và khát vọng tuổi trẻ trong hoàn cảnh bi thương. Những giấc mơ học hành, tình bạn, tình yêu… hiện lên đầy day dứt qua lời thơ và ký ức – như một lát cắt tinh tế giữa dữ dội và dịu dàng của thời chiến.

Điện ảnh Việt: Những đạo diễn kể chiến tranh bằng sự thấu cảm

Trong điện ảnh Việt Nam, không ít đạo diễn đã lựa chọn một cách tiếp cận khác với những khuôn mẫu thường thấy của dòng phim chiến tranh: họ không tái hiện bom rơi đạn nổ, cũng không ca ngợi chiến công, mà đặt con người – với những tổn thương, lựa chọn và giằng xé nội tâm – vào trung tâm câu chuyện.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh là một trong những gương mặt tiêu biểu cho dòng phim mang đậm yếu tố nhân văn qua các tác phẩm như Bao giờ cho đến tháng Mười hay Đừng đốt, chiến tranh chỉ là nền cảnh để khắc họa nỗi đau riêng của những người ở lại: một người vợ, một người mẹ, hay một nữ sinh tìm thấy nhật ký của người lính đã mất để nhẹ nhàng mở ra những câu hỏi về ký ức, mất mát và khả năng tha thứ.

Chiến tranh trong điện ảnh: Những tiếng thở dài sau khói lửa

Một cảnh trong phim “Sống Trong Sợ Hãi” của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn

Lối kể chuyện này cũng được tiếp nối bởi các đạo diễn thế hệ sau. Sống trong sợ hãi (2006) của Nguyễn Vinh Sơn là một trong những bộ phim Việt hiếm hoi khắc họa hình ảnh một người lính bên thua trận – một cựu binh Việt Nam Cộng hòa – đang cố gắng tái hòa nhập với cuộc sống hậu chiến. Không còn tiếng súng, nhưng cuộc sống của anh vẫn bị ám ảnh bởi bom mìn, bởi mặc cảm quá khứ, và bởi chính nỗi sợ âm ỉ không dễ gọi thành lời.

Chiến tranh trong điện ảnh: Những tiếng thở dài sau khói lửa

Thúy Hằng – Nữ diễn viên chính vào vai ‘Mùi’ trong tác phẩm Truyền thuyết về Quán Tiên (2019)

Bên cạnh đó, một số tác phẩm khác như Người đàn bà mộng du (2001) hay Truyền thuyết về Quán Tiên (2019) cũng lựa chọn góc nhìn tương tự: lấy chiến tranh làm phông nền, nhưng dõi theo những câu chuyện đời thường – nơi cảm xúc con người, đặc biệt là phụ nữ, trở thành trung tâm. Một người vừa bước ra khỏi trại cải tạo, một người sống giữa đại ngàn Trường Sơn… tất cả đều chất chứa những khoảng trống không thể lấp đầy bằng lý tưởng hay thắng bại, mà chỉ có thể cảm nhận bằng sự thấu hiểu và nhân ái.

Trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), chùm phim chiến tranh trong khuôn khổ DANAFF III không chỉ là một hoạt động điện ảnh, mà còn là dịp để tái hiện lịch sử qua góc nhìn nghệ thuật, tri ân những hy sinh thầm lặng và tiếp nối mạch cảm xúc về lòng yêu nước trong hành trình nối tiếp của ký ức dân tộc.

Rất nhiều những bộ phim chiến tranh sẽ nằm trong danh sách những tác phẩm được trình chiếu trong chương trình phim Việt Nam chọn lọc về đề tài chiến tranh tại Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần Ba, với hơn 20 phim Việt Nam về đề tài chiến tranh được sản xuất sau đổi mới, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng mùa III sẽ kéo dài 7 ngày với nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn. Bên cạnh chương trình chiếu phim miễn phí, giao lưu khán giả với nghệ sĩ điện ảnh, còn có các hoạt động chuyên môn như hội thảo, chợ dự án phim, workshop Ươm Mầm Tài Năng, cũng như Lễ trao giải vinh danh các tác phẩm điện ảnh Việt Nam và châu Á xuất sắc. Chương trình sẽ chính thức diễn ra từ ngày 29/06 – 05/07/2025 do Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt NAm phối hợp cùng UBND thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức. Theo dõi các hoạt động và thông tin chi tiết sắp tới tại:

PV

1744391566 710 Diem danh 5 bo phim chien tranh kinh dien nhat

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích
điểm MyPoint.
Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và
nhận tin
về đọc báo tích điểm sớm nhất

1743729146 447 Thau hieu lan da Bi quyet giup Cay Rom

5 cach hay ho giup ban gai giam can sieu.svg

5 tháng sau đám cưới, Hoa hậu Ngọc Hân liên tiếp lộ bằng chứng có bầu nhưng chưa chịu thừa nhận

Nguồn: https://emdep.vn/showbiz-viet/chien-tranh-trong-dien-anh-nhung-tieng-tho-dai-sau-khoi-lua-20250404092721558.htm

EmDepVN Logo

Hello Mình là Cải

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Nóng Hôm Nay