Chủ Nhật, Tháng hai 16, 2025
HomeGiải TríTừ thân đến lá đều hái ra tiền, nước ta cùng Thái...

Từ thân đến lá đều hái ra tiền, nước ta cùng Thái Lan thống trị toàn cầu

Philippines mạnh tay săn lùng một nông sản của Việt Nam: Từ thân đến lá đều hái ra tiền, nước ta cùng Thái Lan thống trị toàn cầu- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cùng với Thái Lan, nước ta đang trở thành ông trùm thống trị một mặt hàng trên thế giới chính là sắn và các sản phẩm từ sắn. Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu sắn đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan và trong 5 năm gần đây đều đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn. Thân sắn dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulo.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1 Việt Nam đã xuất khẩu hơn 295.000 tấn sắn và các sản phẩm với trị giá hơn 99,3 triệu USD, giảm nhẹ 1,3% về lượng và giảm 9,3% so với tháng 12. Nếu so với cùng kỳ năm 2024, lượng xuất khẩu giảm mạnh 29,6% và trị giá giảm đến 48,9%.

Philippines mạnh tay săn lùng một nông sản của Việt Nam: Từ thân đến lá đều hái ra tiền, nước ta cùng Thái Lan thống trị toàn cầu- Ảnh 2.

Xét về thị trường, Trung Quốc, Đài Loan (TQ) và Philippines lần lượt là 3 thị trường đang nhập khẩu sắn Việt Nam nhiều nhất. Cụ thể đối với láng giềng Việt Nam, nước ta đã xuất sang hơn 281.000 tấn trong tháng 1, trị giá hơn 92 triệu USD, giảm 29% về lượng và giảm 49% về trị giá khi so với tháng 1/2024, chiếm đến 95% trong tổng sản lượng.

Giá bình quân 329 USD/tấn, giảm 28%.

Đài Loan đứng thứ 2 với gần 4.000 tấn, trị giá hơn 1,4 triệu USD, giảm 23% về lượng và giảm 46% so với cùng kỳ năm trước. Giá cũng ghi nhận mức giảm 30%, tương đương 382 USD/tấn.

Xuất khẩu sang Philippines đạt hơn 2.800 tấn, trị giá hơn 1,1 triệu USD, tăng mạnh 175% về lượng và tăng 124% về trị giá. Tuy nhiên giá chỉ đạt 396 USD/tấn, giảm 19% so với cùng kỳ.

Nhu cầu sắn lát của của thị trường Trung Quốc vẫn đang tiếp tục xu hướng giảm và đã kéo dài từ năm 2023 đến nay. Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu hơn 5,61 triệu tấn sắn lát, trị giá 1,55 tỷ USD, giảm 21% về lượng và giảm 24% về trị giá so với năm 2022 và xu hướng này vẫn tiếp tục trong năm 2024. Nguyên nhân là do giá ngô thấp nên các nhà máy chế biến sắn tăng tỷ lệ sử dụng ngô thay cho sắn lát.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có khoảng trên 140 nhà máy chế biến tinh bột sắn, với tổng công suất thiết kế 13,4 triệu tấn củ tươi/năm, tổng công suất thực tế 9,3 triệu tấn/năm.

Theo Hiệp hội sắn Việt Nam (VCA) thị trường sắn lát vụ 2024-2025 sẽ tiếp tục có xu hướng giảm cả giá và nhu cầu. Các đơn vị kinh doanh sắn lát vụ 2024-2025 có thể sẽ tập trung thu mua sắn lát theo tiêu chuẩn làm thức ăn chăn nuôi thay vì mua số lượng lớn hàng dùng cho nhà máy sản xuất cồn.

Theo Đề án “Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Mục tiêu đến năm 2030, sản lượng sắn tươi cả nước đạt khoảng 11,5 – 12,5 triệu tấn. Phấn đấu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 – 2,0 tỷ USD.

Nguồn: https://kenh14.vn/philippines-manh-tay-san-lung-mot-nong-san-cua-viet-nam-tu-than-den-la-deu-hai-ra-tien-nuoc-ta-cung-thai-lan-thong-tri-toan-cau-215250214202524103.chn

Kenh14 Logo

Hello Mình là Cải

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Nóng Hôm Nay