Thứ bảy, Tháng hai 22, 2025
HomeGiải TríTuyên bố “bồi thường 35 triệu” nhưng bị đối phương từ chối

Tuyên bố “bồi thường 35 triệu” nhưng bị đối phương từ chối

Khoản nợ từ “trên trời rơi xuống”

Năm 2012, ông Trương ở Hà Bắc, Trung Quốc, bỗng nhận được cuộc gọi đòi nợ từ một ngân hàng trên địa bàn. Đầu dây bên kia thông báo rằng thẻ tín dụng của ông đã quá hạn và yêu cầu ông phải trả nợ càng sớm càng tốt. Nghe được tin này, ông Trương vô cùng hoang mang vì trước đó, ông chưa từng đăng ký mở thẻ tín dụng.

Để làm rõ nguyên nhân, ông Trương đã nhờ cảnh sát địa phương vào cuộc điều tra. Kết quả cho thấy vào ngày 20/9/2011, anh Vương, nhân viên của ngân hàng nói trên, đã xử lý thông tin và làm thủ tục cấp thẻ tín dụng cho một khách hàng dưới tên ông Trương. Sau khi được ngân hàng cấp thẻ tín dụng, kẻ mạo danh này đã rút tổng cộng 19.865 NDT (gần 70 triệu đồng) và không trả lại. 

Cùng với tiền lãi tích lũy, tổng số tiền nợ dưới tên ông Trương tới thời điểm năm 2012 là hơn 100.000 NDT (hơn 351 triệu đồng). Không chỉ gánh khoản nợ từ trên trời rơi xuống, ông Trương còn bị ngân hàng xếp vào danh sách nợ xấu. Cuộc sống của người đàn ông này từ đó cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, ông Trương từng không mua được nhà vì không được ngân hàng xét duyệt đơn xin vay vốn. Tiếp đó, người đàn ông này cũng gặp khó khăn trong việc tìm việc làm bởi có lịch sử nợ xấu.

Được biết, sau khi cảnh sát địa phương vào cuộc điều tra, ngân hàng đã “xóa nợ” cho ông Trương vào năm 2017. Sau khi hành vi sai phạm bị phát giác, nhân viên họ Vương cũng đã bị ngân hàng khiển trách và xử phạt theo quy định. 

Đến tháng 3/2021, thẻ tín dụng mang tên ông Trương cũng chính thức bị huỷ bỏ. Sau đó, người đàn ông này đã đệ đơn kiện ngân hàng trên ra tòa, yêu cầu đơn vị này phải xin lỗi. Chưa hết, ông Trương cho rằng trong vụ việc đã xảy ra, phía ngân hàng đã vi phạm quy định khi làm thủ tục xin cấp thẻ tín dụng cho khách hàng. Cũng vì sai phạm này mà trong vòng 9 năm sau đó, ông Trương đã phải chịu nhiều tổn hại liên quan đến danh dự và uy tín cá nhân. Do đó, người đàn ông này còn yêu cầu ngân hàng phải bồi thường cho mình thêm 90.000 NDT (hơn 316 triệu đồng).

Ngân hàng bị tòa án gửi giấy triệu tập vì khoản nợ tín dụng 351 triệu đồng bất thường của khách: Tuyên bố “bồi thường 35 triệu” nhưng bị đối phương từ chối- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ: Internet

Đến sáng ngày 11/5/2021, ngân hàng liên quan đã đề xuất hòa giải với ông Trương và đưa ra một thỏa thuận để người đàn ông này ký. Thỏa thuận yêu cầu ông Trương phải ngừng đăng tin tức tiêu cực về vụ việc này lên bất kỳ nền tảng xã hội hay phương tiện truyền thông nào. Song song với đó, phía ngân hàng hứa sẽ bồi thường cho ông 10.000 NDT (hơn 35 triệu đồng). Tuy nhiên, ông Trương đã từ chối ký vào thỏa thuận và cho rằng ông chỉ muốn ngân hàng thừa nhận sai lầm của mình. 

Dù kết quả của vụ việc không được công bố, tuy nhiên qua câu chuyện này, mọi người có thể thấy rõ ảnh hưởng tiêu cực của nợ xấu đối với khả năng tài chính cá nhân. Nặng hơn, nợ xấu còn ảnh hưởng đến người thân hoặc bị truy tố. Do đó, việc cung cấp cho bản thân những kiến thức liên quan đến “nợ xấu” cũng là điều vô cùng cần thiết với mỗi người.

Ảnh hưởng của “nợ xấu”

Nợ xấu là thuật ngữ dùng để chỉ những khoản nợ quá hạn, khó đòi, người vay không thể trả nợ theo như cam kết trong hợp đồng tín dụng. Theo quy định, những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày thì bị xếp vào hàng nợ xấu. Thông thường, nếu người vay không thể trả nợ đúng hạn, điều này sẽ ảnh hưởng đến tín dụng của họ và gây ra tác động tiêu cực khi muốn vay tiền trong tương lai.

Cụ thể, nếu bạn có “nợ xấu”, các ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể không chấp nhận đơn xin vay của bạn. Việc có lịch sử không thanh toán rõ ràng sẽ tạo ra một dấu hiệu không tốt cho độ tin cậy của bạn, khiến cho các ngân hàng lo ngại rủi ro khi cho vay cho bạn. Trường hợp ngân hàng chấp nhận khoản vay khi bạn có lịch sử nợ xấu thì tỷ lệ lãi suất cho vay cũng sẽ cao hơn những tín dụng tốt hoặc bạn sẽ bị đặt giới hạn và điều kiện khắt khe khi cho vay.

Ngoài việc ảnh hưởng đến việc đăng ký thẻ tín dụng và vay vốn, lịch sử nợ xấu cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tìm việc làm. Hiện nay, một số công ty lớn yêu cầu người tìm việc cung cấp cả báo cáo tín dụng cá nhân. 

Do đó, để đảm bảo tín dụng tốt, mọi người nên tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính cơ bản như đảm bảo trả nợ đúng hạn, giảm thiểu các khoản nợ và giữ một lịch sử thanh toán tốt. Có như vậy, chúng ta mới có thể tránh được những rủi ro không mong muốn.

Theo Finance.ce.cn

Nguồn: https://kenh14.vn/ngan-hang-bi-toa-an-gui-giay-trieu-tap-vi-khoan-no-tin-dung-351-trieu-dong-bat-thuong-cua-khach-tuyen-bo-boi-thuong-35-trieu-nhung-bi-doi-phuong-tu-choi-215250221192431138.chn

Kenh14 Logo

Hello Mình là Cải

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Nóng Hôm Nay