Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương – Ảnh: Thạch Thảo
“Từ trước đến nay, các làn sóng dịch Covid-19 ở Việt Nam chủ yếu xảy ra tại khu công nghiệp, người mắc đa số là công nhân trẻ, ít bệnh nền, do vậy số tử vong ít. Một số đợt dịch xảy ra trong bệnh viện, trên những nhóm bệnh nhân nặng, chúng ta cũng phải chứng kiến tỉ lệ tử vong khá cao.
Trong tất cả các đợt dịch xảy ra, chúng ta đều kiểm soát F0 ngay từ đầu, khống chế được số bệnh nhân nặng không vượt quá khả năng chăm sóc của hệ thống hồi sức. Việt Nam chưa từng để xảy ra tình trạng thiếu máy thở, thiếu oxy hay nhân viên y tế kiệt sức, không chăm sóc nổi bệnh nhân. Do vậy, chúng ta đã giữ được tỉ lệ tử vong chung do Covid-19 khá thấp so với nhiều nước trên thế giới.
Đợt dịch thứ tư lần này xảy ra ở diện rộng với số ca bệnh lớn, đòi hỏi hệ thống điều trị phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới giữ được thành quả đó.
…Thực tế trong các đợt dịch Covid-19 trước đây, Hà Nội, TP HCM, Huế – Đà Nẵng,… đã tập trung hỗ trợ các tỉnh bạn. Tuy nhiên, nếu dịch bùng phát trên diện rộng, khi không còn nhận được sự hỗ trợ nhiều, một số địa phương có thể sẽ gặp khó khăn trong công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng”.
(Bác sĩ CKII NGUYỄN TRUNG CẤP, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nêu quan điểm trên VietNamNet ngày 10-7).
Nguồn: https://nld.com.vn/trich-dan-nong/vi-sao-ti-le-benh-nhan-tu-vong-do-covid-19-o-viet-nam-thap-20210710102552225.htm