Thứ tư, Tháng tư 9, 2025
HomeGiải TríXử lý bom mìn sau chiến tranh: Cuộc chiến trong lòng đất

Xử lý bom mìn sau chiến tranh: Cuộc chiến trong lòng đất

Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, nhưng những vùng đất trong chiến tranh phải gánh chịu sự tàn phá của bom mìn.

Với mục tiêu vì một Việt Nam không còn bị tác động của bom mìn, những năm qua, Bộ đội Công binh vẫn thầm lặng đối mặt hủy, gỡ bom mìn, vật nổ để đem lại sự bình yên cho dân…

Khoảng 800.000 tấn bom, mìn, đạn còn sót lại sau chiến tranh

Ra-pha-bom-min-vat-lieu-no-sau-chien-tranh-Cuoc-chien-trong-long-dat.jpg
Cán bộ Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn, Binh chủng Công binh xử lý bom thu hồi sau dò tìm tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: BCCB

Theo đánh giá của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC), Việt Nam là một trong những quốc gia có hiện trạng ô nhiễm (BMVN) nặng nề và phức tạp nhất trên thế giới.

Chỉ tính riêng số bom mìn, đạn quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam khoảng 15,35 triệu tấn (bom, mìn, đạn, vật nổ các loại). Số lượng bom đạn chưa nổ còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam ước tính khoảng 800.000 tấn, gồm nhiều chủng loại bom, mìn, đạn khác nhau nằm rải rác ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước.

Ra-pha-bom-min-vat-lieu-no-sau-chien-tranh-Cuoc-chien-trong-long-dat-6.jpg
Bộ đội Công binh thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô trục vớt quả bom nặng 1.362kg được phát hiện gần cầu Long Biên, Hà Nội, ngày 19-10-2024. Ảnh: BCCB

Theo kết quả dự án “Điều tra, lập bản đồ ô nhiễm bom mìn trên phạm vi toàn quốc” giai đoạn 1, kết hợp với kết quả dự án “Điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh” do Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn/Binh chủng Công binh phối hợp với Quỹ Cựu Chiến binh Mỹ (VVAF) thực hiện thì toàn bộ 63/63 tỉnh, thành trên toàn quốc đều bị ô nhiễm BMVN với tổng số 9.116 trong tổng số 11.134 xã (phường, thị trấn) còn bị ô nhiễm BMVN ở các mức độ khác nhau, chiếm 81,87% tổng số xã trên toàn quốc.

Nỗi đau và trách nhiệm

Trong các vụ tại nạn do BMVN có khoảng 30% số vụ tai nạn là do người dân tự ý thu gom, tàng trữ, mua bán, cưa cắt, tháo gỡ bom đạn.

Số tai nạn còn lại là trẻ em đùa nghịch, người dân sinh sống, lao động, làm nông tại các khu vực ô nhiễm BMVN vô tình tác động vào gây tai nạn.

Ra-pha-bom-min-vat-lieu-no-sau-chien-tranh-Cuoc-chien-trong-long-dat-10.jpg
Anh Bồn Văn Đặng, thôn Nậm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang bị vướng mìn mất chân phải, bên các dụng cụ chỉnh hình được hỗ trợ. Ảnh: HOÀNG HIẾU

Điển hình các vụ tại nạn do bom mìn sót lại sau chiến tranh gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như: Vụ tai nạn BMVN xảy ra ngày 25-3-2023 tại làng Kon Đao Yốp (xã Đăk Long, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) làm 2 người tử vong, 3 người bị thương. Vụ tai nạn do BMVN xảy ra ngày 17-1-2024 tại (xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) khiến 3 người tử vong.

Hàng trăm nghìn người đã chết, hàng trăm nghìn người đang phải sống với bệnh tật, đời sống thực vật; đặc biệt tác hại của chất độc da cam còn kéo dài qua nhiều thế hệ.

Ra-pha-bom-min-vat-lieu-no-sau-chien-tranh-Cuoc-chien-trong-long-dat-2.jpg
Lễ khánh thành “Thao trường huấn luyện xử lý vật liệu nổ” tại huyện Ba Vì, TP Hà Nội do Văn phòng Hợp tác Quốc phòng, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam (ODC) viện trợ cho Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC). Ảnh: BCCB

Thấu hiểu được nỗi đau mà BMVN còn sót lại sau chiến tranh để lại, ngay sau khi kết thúc chiến tranh, Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác khắc phục hậu quả bom mìn tồn lưu sau chiến tranh, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, lâu dài và có ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc.

Theo đánh giá của VNMAC, bình mỗi năm chúng ta rà phá và làm sạch được khoảng 30.000 ha đất, với thực trạng ô nhiễm BMVN sau chiến tranh ở nước ta hiện tại còn khoảng 5,6 triệu ha thì phải mất hơn trăm năm mới làm sạch được toàn bộ đất đai bị ô nhiễm.

Theo số liệu từ kết quả thực hiện dự án: “Điều tra, khảo sát lập bản đồ ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên phạm vi toàn quốc” nhận thấy rằng thực trạng BMVN còn sót lại sau chiến tranh ở nước ta rất đa dạng, gồm nhiều chủng loại, xuất xứ từ nhiều quốc gia.

Cuộc chiến trong lòng đất

Trước ngày mở hội khởi công xây dựng những công trình trọng điểm quốc gia như: đường cao tốc Bắc – Nam, đường tuần tra biên giới, sân bay Long Thành, đường ống dẫn dầu khí Sao vàng Đại nguyệt ngoài biển khơi, … những người chiến sĩ công binh đã thầm lặng dò tìm từng mét đất để ký cam kết an toàn cho mặt bằng xây dựng.

Ra-pha-bom-min-vat-lieu-no-sau-chien-tranh-Cuoc-chien-trong-long-dat-9.jpg
Các cán bộ, chiến sỹ, nhân viên Công ty TNHH MTV Xử lý bom, mìn, vật nổ 319 đã thu được trên 3.300 bom, đạn, vật nổ ở khu vực thôn Hoàng Lỳ Pả, xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Ảnh: NAM THÁI

Cuộc chiến thầm lặng của Bộ đội Công binh rà phá bom mìn diễn ra ở miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc, những nơi BMVN còn tồn lưu rất nhiều trong lòng đất.

Công tác rà phá BMVN phục vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đang được thực hiện, địa bàn rà phá bom mìn vô cùng khó khăn, gian khổ. Diện tích bị ô nhiễm bom mìn nằm trên những điểm cao, hiểm trở, đầy thách thức, hiểm nguy; các đơn vị công binh đã huy động hàng trăm nghìn ngày công để dò tìm, thu gom, phân loại và xử lý mìn, đạn, vật liệu nổ tại khu vực biên giới.

Ra-pha-bom-min-vat-lieu-no-sau-chien-tranh-Cuoc-chien-trong-long-dat-11.jpg
Bản đồ khu vực khẳng định nguy hiểm do bom, mìn, vật nổ tại Quảng Trị. Ảnh: Tổ chức viện trợ nhân dân Na Uy (NPA)

Trên những cánh rừng, đồi núi biên giới hôm nay không ít nơi máu của những chiến sĩ công binh đã thấm xuống những vách núi, đồi, ruộng đồng tươi xanh.

Ngày 12-11-2020, những chiến sĩ công binh của Sư đoàn 316, Quân khu 2 trong khi đang làm nhiệm vụ rà phá bom mìn phục vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên địa bàn xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã xảy ra nổ đầu đạn khiến một chiến sĩ hy sinh, một chiến sĩ bị thương.

Những hy sinh gian khổ của Bộ đội Công binh rà phá bom mìn sẽ hóa niềm vui, hạnh phúc của bao gia đình, đất đai hồi sinh góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Quân đội, chung tay khắc phục hậu quả bom mìn vì bình yên cuộc sống người dân mọi miền của Tổ quốc.

Ngoài hậu quả của ô nhiễm bom mìn, đất nước ta còn gánh chịu hậu quả của sự ô nhiễm chất độc hóa học.

Theo số liệu của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam: từ năm 1961-1971, quân đội Mỹ đã phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học xuống các tỉnh miền Nam của Việt Nam, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người, làm cho khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin.

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ Quảng Trị trong việc rà phá bom mìn
Theo dõi Báo Pháp Luật Tp HCM trên Google News

Nguồn: https://plo.vn/xu-ly-bom-min-sau-chien-tranh-cuoc-chien-trong-long-dat-post842535.html

PLO Logo

Hello Mình là Cải

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Nóng Hôm Nay