Thứ ba, Tháng hai 4, 2025
HomeĐời SốngCận cảnh những tượng đá gần 600 năm quanh lăng mộ vua...

Cận cảnh những tượng đá gần 600 năm quanh lăng mộ vua Lê Thái Tổ

Năm 1430, Lê Lợi cho đổi tên Lam Sơn thành Tây Kinh (còn gọi là Lam Kinh, ở H.Thọ Xuân, Thanh Hóa). Năm 1433, vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) băng hà. Theo di nguyện, vua được đưa về quê hương Lam Sơn an táng. Từ đó về sau, vùng đất Lam Kinh trở thành khu sơn lăng tôn nghiêm, thờ cúng tổ tiên, các hoàng đế, hoàng thái hậu của vương triều Hậu Lê.

Cận cảnh những tượng đá gần 600 năm quanh lăng mộ vua Lê Thái Tổ- Ảnh 1.

Khu vực lăng mộ vua Lê Thái Tổ trong Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa)

Cận cảnh những tượng đá gần 600 năm quanh lăng mộ vua Lê Thái Tổ- Ảnh 2.

Lăng của vua Lê Thái Tổ được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng, phía bắc có núi Dầu làm hậu chẩm, phía nam có núi Mục, núi Chủ làm tiền án, bên trái có núi Phúc Lâm (núi Hổ), bên phải có núi Hướng và núi Hàm Rồng tạo thành hai cánh tay ngai với thế “long chầu, hổ phục”

Cận cảnh những tượng đá gần 600 năm quanh lăng mộ vua Lê Thái Tổ- Ảnh 3.

Đối xứng hai bên lăng mộ có hai hàng tượng quan hầu và giống đá với mục đích để canh gác, trấn trạch làm tăng thêm vẻ tôn nghiêm của lăng. Hàng tượng giống đá, quan hầu được xác định có niên đại năm 1433.

Cận cảnh những tượng đá gần 600 năm quanh lăng mộ vua Lê Thái Tổ- Ảnh 4.
Cận cảnh những tượng đá gần 600 năm quanh lăng mộ vua Lê Thái Tổ- Ảnh 5.

Ở vị trí gần lăng nhất là hai tượng quan hầu, bên trái là quan văn (ảnh), bên phải là quan võ (ảnh). Quan văn trong tư thế đứng chầu, hai tay chắp trước ngực, mặc áo thụng, chân đi hài, đầu đội mũ cánh chuồn; quan võ mặc quần áo bó gọn hơn và đầu đội mũ giáp trụ.

Cận cảnh những tượng đá gần 600 năm quanh lăng mộ vua Lê Thái Tổ- Ảnh 6.

Kế tiếp hai tượng quan hầu là hai tượng nghê được tạc theo phong cách dân gian, là sự kết hợp những đặc điểm của các loài vật gần gũi với con người, như: mũi lợn, râu dê, vây cá, bờm ngựa. Tượng nghê tượng trưng cho sức mạnh, cho điềm lành và cho sự trung thành.

Cận cảnh những tượng đá gần 600 năm quanh lăng mộ vua Lê Thái Tổ- Ảnh 7.

Tiếp sau tượng nghê là tượng tê giác (ảnh), được tạc cách điệu, đường nét thô, mình tròn, đầu nhỏ và có các điểm khác với tê giác ngoài đời, như có sừng mọc ở trên trán

Cận cảnh những tượng đá gần 600 năm quanh lăng mộ vua Lê Thái Tổ- Ảnh 8.

Sau tượng tê giác là tượng ngựa

Cận cảnh những tượng đá gần 600 năm quanh lăng mộ vua Lê Thái Tổ- Ảnh 9.

Cuối cùng là tượng hổ (tượng gần nhất) trong tư thế ngồi chầu hiền từ. Tương truyền, ngày xưa, khi vua Lê Thái Tổ chưa sinh, có một con hổ đen trong rừng rất hiền không làm hại ai bao giờ. Đến khi vua sinh, hổ đen biến mất, nhân dân trong vùng Lam Sơn cho rằng đây là điềm lành. Có thể vì câu chuyện tương truyền này mà sau khi vua băng hà, hình tượng hổ ngồi hiền từ được dựng quanh lăng mộ.

Cận cảnh những tượng đá gần 600 năm quanh lăng mộ vua Lê Thái Tổ- Ảnh 10.

Phía trước khu lăng mộ là tượng đôi voi chầu

Cận cảnh những tượng đá gần 600 năm quanh lăng mộ vua Lê Thái Tổ- Ảnh 11.

Năm 1995, lăng vua Lê Thái Tổ đã được trùng tu tôn tạo. Lăng được ốp đá bên ngoài hình gần vuông, chiều dài 4,46 m; rộng 4,43 m; cao 1,15 m. Từ ngoài nhìn vào lăng vua rất giản dị, gần gũi nhưng không kém phần tôn nghiêm và trang trọng.

Cận cảnh những tượng đá gần 600 năm quanh lăng mộ vua Lê Thái Tổ- Ảnh 12.

Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh có diện tích khoảng hơn 200 ha, nằm trên địa bàn H.Thọ Xuân và phần ít thuộc địa bàn H.Ngọc Lặc. Ngoài giá trị lịch sử, văn hóa, và kiến trúc nghệ thuật, Lam Kinh còn là nơi giữ gìn nhiều loài sinh vật, động vật quý hiếm…

Nguồn: https://thanhnien.vn/can-canh-nhung-tuong-da-gan-600-nam-quanh-lang-mo-vua-le-thai-to-18525020117554401.htm

ThanhNien Logo

Hello Mình là Cải

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Nóng Hôm Nay