Miền Bắc gồm có các tỉnh, thành: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
Trong đó, người dân Hà Nội có tuổi thọ trung bình cao nhất miền Bắc với 76,13 tuổi – theo số liệu của Tổng cục Thống kê mới nhất. Tuổi thọ trung bình của Hà Nội cao hơn mức trung bình chung của khu vực và cũng cao hơn mức trung bình chung cả nước.
Người dân Hà Nội có tuổi thọ trung bình cao nhất miền Bắc với 76,13 tuổi. Ảnh minh họa
Ngược lại so với Hà Nội, Lai Châu là tỉnh có tuổi thọ trung bình thấp nhất miền Bắc với 69,82. Trong khi đó, TP.HCM là địa phương có tuổi thọ trung bình cao nhất cả nước với 76,46 tuổi. Tiếp sau đó là các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu (76,37 tuổi), Đà Nẵng (76,27 tuổi), Đồng Nai (76,27 tuổi).
Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, Hà Nội được xem là vùng đất “địa linh – nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thành trung tâm văn hóa – kinh tế – chính trị của cả nước. Với vị trí địa lý – chính trị quan trọng, Hà Nội là đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế.
Hà Nội hội tụ những giá trị, lợi thế so sánh đặc thù, tạo nên bản sắc độc đáo của Thủ đô. Ảnh minh họa
Hà Nội có bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến với nền văn minh Đại Việt rực rỡ. Với vị thế địa chính trị, địa kinh tế, địa tự nhiên, địa lịch sử và văn hóa, Hà Nội hội tụ những giá trị, lợi thế so sánh đặc thù, tạo nên bản sắc độc đáo của Thủ đô trên cơ sở kế thừa, bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử văn hóa trong suốt hơn nghìn năm lịch sử.
Bên cạnh đó, nhiều di sản văn hóa, danh hiệu cao quý được UNESCO vinh danh, đặc biệt sau kỷ niệm 20 năm “Thành phố vì hòa bình”, năm 2019, Hà Nội là địa phương đầu tiên của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là thành viên của “Mạng lưới thành phố sáng tạo” với lĩnh vực đăng ký tham gia là “Thiết kế sáng tạo”. Đây là cơ hội, điều kiện thuận lợi để Thủ đô đẩy mạnh khởi nghiệp sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh và hướng tới trở thành một thành phố sáng tạo tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á, điểm đến của tri thức và sáng tạo trên thế giới.
Người Hà Nội hào hoa, thanh lịch và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ vào dòng chảy hội nhập chung của khu vực và thế giới, trở nên năng động, sáng tạo hơn, dễ thích nghi với những biến chuyển của thời đại. Xuất hiện ngày càng nhiều những người trẻ Hà Nội thành đạt, tranh thủ các điều kiện mới thuận lợi, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiến bộ của nhân loại, khẳng định năng lực của mình trên nhiều lĩnh vực, hướng tới khát vọng xây dựng thủ đô giàu mạnh. Đó chính là nguồn tài nguyên quý giá, là chủ thể năng động của sự phát triển và hội nhập quốc tế của Hà Nội.
Hà Nội được xem là vùng đất “địa linh – nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thành trung tâm văn hóa – kinh tế – chính trị của cả nước.
Với những lợi thế và tiềm năng trên, Hà Nội đang hội nhập sâu rộng vào dòng chảy toàn cầu, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học – công nghệ… với những sắc thái, đặc điểm riêng. Quá trình hội nhập quốc tế của Hà Nội mang lại diện mạo mới, hiện đại hơn, năng động, nhạy bén, linh hoạt hơn. Nhiều khía cạnh của đời sống xã hội được “hội nhập hóa”, tiệm cận với những chuẩn giá trị chung của khu vực và thế giới.
Nguồn: https://ngoisao.vn/theo-dong-su-kien/kien-thuc/nguoi-dan-tinh-nao-tuoi-tho-cao-nhat-khu-vuc-mien-bac-447007.htm