Mặc dù được bác sĩ khuyến cáo cần theo dõi huyết áp để nếu cần sẽ phải uống thuốc. Tuy nhiên, người phụ nữ này bỏ qua cho đến khi phát hiện suy thận mãn.
Bị suy thận ở tuổi 35, chị Lan Anh (sống tại Hà Nội) cho biết ban đầu chị chỉ thấy mệt mỏi nhưng chủ quan không đi khám vì nghĩ mình chỉ bị cảm cúm bình thường. Đến khi cảm thấy đuối sức, không chịu được, chị mới đến viện khám. Lúc này, chị choáng váng nhận kết quả: Thận của chị đã mất chức năng hoàn toàn, cần phải nhập viện sớm để được lọc máu, nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Điều tra bệnh sử được biết, cách đây khoảng 4-5 năm, chị sinh con đầu xong có phát hiện sỏi thận và bệnh cao huyết áp. Sau đó, chị có đi khám và được kê thuốc và được bác sĩ khuyên cần phải theo dõi thường xuyên và đi khám để nếu cần sẽ phải dùng thuốc. Tuy nhiên, thấy sau khi uống thuốc triệu chứng đau không còn, chị đã không đi kiểm tra và khám lại.
Ảnh minh họa
Khi thận mất hoàn toàn chức năng, chị Lan Anh đã rất hối hận. “Nếu ngày trước tôi nghe lời bác sĩ theo dõi tăng huyết áp, đi khám thường xuyên chắc sẽ không bị suy thận mạn sớm”, chị Lan Anh nói.
Qua câu chuyện của mình, chị Lan Anh muốn nhắn nhủ với người trẻ cần quan tâm tới sức khỏe của bản thân, đồng thời nên đi khám định kỳ để kịp thời phát hiện ra bất thường của cơ thể.
Bệnh cao huyết áp nguy hiểm thế nào nếu không được điều trị?
Ảnh hưởng đến mạch máu
Khi bị bệnh tăng huyết áp, áp lực trong mạch máu bị tăng lên, theo thời gian nó sẽ làm mạch máu mất tính đàn hồi và trở nên xơ cứng động mạch. Do áp lực liên tục động mạch bị giãn, lớp nội mạc bị nứt, vỡ gây nên chứng phình động mạch rất nguy hiểm. Phình động mạch chủ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể bị vỡ, gây chảy máu và dẫn đến tử vong.
Gây hại cho tim
Huyết áp tăng làm dày và hư hại niêm mạc các mạch máu của tim. Các mạch máu bị hư hỏng dễ hình thành của các cục máu đông từ đó ngăn chặn việc cung cấp máu cho tim. Điều này có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của tim và cũng gây tổn hại các mô của tim dẫn đến chứng đau thắt ngực, suy tim, to tim…
Ảnh minh họa
Gây đột quỵ
Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ xuất huyết não (đột quỵ) gấp 10 lần. Theo một nghiên cứu cho biết, ngay cả khi huyết áp hơi cao, bạn vẫn có nguy cơ bị đột quỵ. Thực tế đã chỉ ra huyết áp cao là nguyên nhân của 80% các cơn đau tim và đột quỵ.
Gây suy thận
Thận là một trong những bộ phận đóng vai trò giữ cho huyết áp của cơ thể được bình thường, nó điều tiết các chất dịch của cơ thể, muối… từ đó điều chỉnh huyết áp. Nhưng ngược lại bệnh tăng huyết áp nếu không được điều trị sẽ gây hư hại các mạch máu trong thận làm quả thận mất chức năng lọc, làm hẹp động mạch thận, từ đó gây suy thận.
Gây loãng xương
Huyết áp tăng có thể gây ra các bất thường về chuyển hóa canxi. Theo các nghiên cứu, huyết áp cao làm tăng đào thải canxi của cơ thể, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi. Mất canxi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mẩt xương hoặc gãy xương do loãng xương…
Gây mất ngủ
Tăng huyết áp và giấc ngủ có mối liên hệ qua lại với nhau. Theo nghiên cứu, những người có huyết áp cao có nhiều khả năng bị ngưng thở khi ngủ (OSA), đó là khi hơi thở ngắt quãng trong khi ngủ dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn và trở nên mệt mỏi vào sáng hôm sau. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nếu bị ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng góp phần làm tăng nặng bệnh huyết áp kể cả khi người bệnh dùng thuốc chống tăng huyết áp.
Sau khi ăn mật cá, người đàn ông bị suy gan, suy thận và rối loạn đông máu cấp tính. Đặc biệt, chỉ số men gan của anh vượt ngưỡng bình thường tới hàng…
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
–12/01/2025 13:07 PM (GMT+7)
Nguồn: https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/nguoi-phu-nu-35-tuoi-o-ha-noi-bi-suy-than-cao-huyet-ap-thua-nhan-mot-sai-lam-nhieu-nguoi-viet-mac-phai-c62a1633784.html