Thứ hai, Tháng Một 27, 2025
HomeKinh DoanhThống đốc Ngân hàng Nhà nước: Bỏ room tín dụng tiềm ẩn...

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Bỏ room tín dụng tiềm ẩn rủi ro

Tại phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sáng 11/11, đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà (đoàn Hà Nội) bày tỏ quan tâm đến việc bỏ công cụ điều hành hạn mức tín dụng. Ông đặt câu hỏi về lộ trình tiến tới xóa bỏ hạn mức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. 

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết sau phiên chất vấn Quốc hội vào tháng 5/2022 thì Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 62, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức đánh giá rà soát phân tích rất kỹ lưỡng tình hình nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như hệ thống các tổ chức tính dụng.

Cơ quan này cũng đã tổ chức các buổi tọa đàm có sự tham vấn các chuyên gia kinh tế cũng như đại biểu Quốc hội. Trong quá trình phân tích đánh giá này, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy với bối cảnh, điều kiện hiện nay thì chưa thể bỏ cách thức điều hành theo hạn mức tín dụng.

“Thực trạng nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào vốn của hệ thống ngân hàng, nếu chúng ta không kiểm soát, mỗi tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vài chục phần trăm như những năm trước đây thì sẽ tiềm ẩn rủi ro”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Đặc biệt phân khúc thị trường tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn như trái phiếu chính phủ, phát hành cổ phần cổ phiếu chưa giải quyết được nhiều. Vì vậy, việc bỏ hạn mức tín dụng tiềm ẩn rủi ro. 

Nguyên nhân thứ 2 được Thống đốc nêu ra là tình trạng dư nợ tín dụng so với GDP của Việt Nam đang ở mức cảnh báo, trên 120%. Hiện nay ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu Á hay hay các định chế tài chính, các chuyên gia quốc tế đều đánh giá ở tỷ lệ này ở mức cảnh báo.

Tại phiên chất vấn, Thống đốc cho biết nếu tăng trưởng kinh tế tiếp tục dựa vào chính sách tiền tệ sẽ tiềm ẩn rủi ro. Thời gian vừa qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt làm sao để phát triển các thị trường tài chính khác như trái phiếu doanh nghiệp.

Kênh tài chính này sẽ đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn cho người dân, doanh nghiệp. Còn ngành ngân hàng cung cấp vốn ngắn hạn, vốn lưu động cho người dân. Khi giải quyết được nhu cầu vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán, trái phiếu thì sẽ bớt rủi ro cho hệ thống các tổ chức tín dụng.

Trong bối cảnh dư nợ tín dụng so với GDP ở mức cảnh báo như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã xem xét và báo cáo Thủ tướng Chính phủ chưa thể bỏ công cụ room tín dụng. Trong quá trình chưa bỏ và tiếp tục sử dụng nhưng thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ thì Ngân hàng Nhà nước đã linh hoạt hơn và cũng đã có những giải pháp để đáp ứng được nhu cầu tín dụng.

Thống đốc lấy ví dụ về việc đánh giá, cấp hạn mức tín dụng này theo đánh giá xếp loại của cơ quan giám sát Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, các tổ chức tín dụng khả năng mở rộng tín dụng nhưng đi đôi với kiểm soát rủi ro thì sẽ là một tiêu chí ưu tiên.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Bỏ room tín dụng tiềm ẩn rủi ro - 1

Thống đốc NHNN trả lời chất vấn sáng 11/11 (Ảnh: Phạm Thắng).

Thứ 2, công cụ hạn mức tín dụng sẽ cân nhắc mục tiêu ưu tiên của Chính phủ trong từng giai đoạn. Ví dụ như ưu tiên tín dụng đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, kiểm soát tín dụng với lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán.

Cuối năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện thông báo tăng trưởng tín dụng của cả năm 2024 cho tất cả tổ chức tín dụng. Với mục tiêu định hướng khoảng 14-15%. Đến tháng 8 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chủ động thông báo tăng trưởng tín dụng, cho điều chỉnh theo nguyên tắc tổ chức tín dụng được vượt 80% mức tăng trưởng Ngân hàng Nhà nước đã thông báo.

“Khi điều kiện thị trường cho phép chúng tôi sẽ bỏ công cụ điều hành này”, bà Hồng trả lời đại biểu.

Nguồn: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/thong-doc-ngan-hang-nha-nuoc-bo-room-tin-dung-tiem-an-rui-ro-20241111155512739.htm

DanTri Logo

Hello Mình là Cải

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tin Nóng Hôm Nay